Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2013, trường THCS LTT đã long trọng tổ chức Tổng kết, phát thưởng năm học 2012-2013.Về dự có đại diện các cấp Đảng, chính quyền và thể Phường An Xuân và Phước Hòa, Hội khuyến học và các công ty liên kết.Trên 200 em học sinh giỏi các cấp đã được phát thưởng, gần 100 em được trao học bỗng tiếp sức đến trường. Cũng dịp nầy học sinh nhà trường đã được bàn giao về địa phương An Xuân và Phước Hòa sinh hoạt hè 2013.
Năm học 2012-2013 trường có 374 em hs giỏi cấp trường 238 HSG Thành phố, 17 HSG Tỉnh Toàn cấp.35 giải HKPĐ
17 học
sinh đạt giải cấp Tỉnh, Trong đó có 2 giải nhất được nhận giải thưởng Phan Chu
Trinh ( Em Lương lớp 9/2 môn Tin, em Phương 9/5 môn Tiếng Anh.Đặc biệt có
em Cường lớp 8/4 đạt giải nhất môn giải Toán bằng máy tính Casio và được dự thi
toàn quốc năm học 2012-2013.
Lãnh đạo An Xuân và Phước Hoà đang trao thưởng cho HSG nhất khối 6,7,8,9
Em Huỳnh Bảo Trân với giải danh dự toàn trường
Bàn giao HS về địa phương
LIÊN ĐỘI TNTP HCM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
TỔ CHỨC BÁO CÔNG DÂNG BÁC
Nhân sinh nhật Bác Hồ 19-5-2013 Liên đội TNTP HCM nhà trường đã tổ chức tổng kết cuộc vận động HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TG Đ.Đ HCM trong toàn liên đội. Liên đội và 4 tập thể, 5 cá nhân điển hình đã thay mặt 1200 đội viện báo công.Từ đầu năm học sau khi phát động từng các nhân và tập thể chi đội đã đăng kí thực hiện cuộc vận động, lấy 5 điều BÁC dạy làm nội dung để phấn đấu và khắc phục hạn chế, hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012-2013.
Phòng Giáo dục và Đào tạo TP đã long trọng tổ chức tuyên dương và khen thưởng các cá nhân và đơn vị tham gia Hội thi Giáo viên giỏi cấp thành phố vào chiều ngày 6/5/2013. Trường THCS Lý Tự Trọng đã đạt giải nhất toàn đoàn..Các giáo viên: Triệu Trân Quế Chi (Toán) GIẢI I, Nguyễn Thị Hà (AV) Nguyễn Thị Phi (Toán) GIẢI II, Nguyễn Thị Hà Đông (Văn), Trịnh Hải Lý (Hoá) GIẢI III, Lê Thị Vinh (TD),Nguyễn Hữu Thiện (TD) Đoàn Thị Thu Thuỷ (Sử Địa), Lê Trình Yến Linh (AV) Giải KK.
Trong 2 ngày 30/4 và 1/5 năm 2013 đoàn giáo viên giỏi và học sinh giỏi năm học 2013 của trường THCS Lý Tự Trọng đã có cuộc hành trình khám phá các di tích văn hoá, lịch sử duyên hải Tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.Gần 100 thầy cô và học sinh đã đến thăm biển Sa Huỳnh, khu bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, khu tưởng niệm cố Thủ tướng Phạm văn Đồng, nhà bảo tàng Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn, mộ chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng , nhà chứng tích thảm sát Mỹ Lai, khu lọc dầu Dung quất và đài chiến thắng Núi Thành.
SLIDE CUỘC THAM QUAN CỦA GV và HS GIỎI
sinh hoạt tập thể tại biển Sa Huỳnh
Tại nhà chứng tích Sơn Mỹ
Thăm bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm
RA MẮT CÂU LẠC BỘ "HƯƠNG THỜI GIAN" CỦA
CÁC NHÀ GIÁO HƯU TRÍ TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
Nhằm tạo tình đoàn kết, thân ái, tương thân tương trợ và sinh hoạt tinh thần bổ ích , thầy cô giáo hưu trí qua các thời kì của trường THCS LTT đã tổ chức thành lập CLB.Buổi sinh hoạt ra mắt vào ngày 28/4/2013 có hơn 30 thầy cô trong tổng số gần 60 thầy cô đã nghỉ hưu về sinh hoạt. Các thầy cô đã thành lập Ban liên lạc, thông qua các qui ước hoạt động và chương trình hoạt động năm 2013-2014.Nhiều thầy cô đã bày tỏ sự vui mừng và xúc động khi có tổ chức nầy.Sắp đến CLB nhắm đến các hoạt động liên kết thành viên, giúp đỡ học sinh nhà trường và chia xẻ kinh nghiệm dạy học cho các tổ chuyên môn.Dịp nầy, BCH Công đoàn GD TP Tam Kỳ đã gởi lẵng hoa chúc mừng
CHI BỘ CƠ QUAN PGD&ĐT TP TAM KỲ VÀ CHI BỘ THCS LÝ TỰ TRỌNG TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”
Thực hiện hướng dẫn số 71 của Ban tuyên giáo TW, kế
hoạch số 48 của Thành ủy Tam Kỳ, về tổ chức học tập, triển
khai chuyên đề “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ chí Minh” theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu
cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt
các cấp; đồng thời đúc kết kinh nghiệm thực hiện qua một số giải pháp được áp
dụng tại chi bộ cơ quan lãnh đạo ngành GD và thực tiễn của chi bộ trường THCS qua
phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương.
Chiều ngày 26 tháng 4 năm 2013 chi bộ cơ quan PGD&ĐT và chi bộ THCS LTT đã tiến hành sinh hoạt chuyên đề. Đ/c Nguyễn Thị Thanh Xuân Phó ban Tuyên giáo Thành ủy, đ/c Nguyễn Ngọc Đào PBT đảng ủy P An Xuân đã về tham dự.
Đảng viên 2 chi bộ sau đề dẫn của BT Chi bộ PGD&ĐT TRần Ngọc Sơn đã có những trao đổi kinh nghiệm với các nội dung:
-Phát biểu về
phong cách quần chúng trong chỉ đạo cơ sở (Chi bộ PGD)
-Phát biểu về
phong cách quần chúng trong thực hiện chế độ, chính sách (PGD)
-Phát biểu về
phong cách quần chúng trong công tác Công đoàn (PGD)
-Phát biểu về triển khai thực hiện “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” tại chi bộ trường THCS LÝ TỰ TRỌNG.(BT Chi bộ
THCS LTT)
-Phong cách quần chúng trong ct giáo dục
đội viên học sinh.(Đinh Thị Diễm Loan-ĐV TPT)
-Thể hiện tính quần chúng và nêu gương
của Đảng viên trong khắc phục khó khăn nổ lực học tập nâng cao trình độ mọi
mặt. (Nhóm Đảng viên Hải Lý&Hà Đông)
-Phong cách quần chúng và tính nêu gương
trong công tác Nữ.(Trần thị Thu Thủy –CUV, TT Nữ công)
Buổi sinh hoạt chuyên đề còn có chiếu phim về đời hoạt động của Bác Hồ, các tiết mục văn nghệ của đảng viên 2 chi bộ.
Đây là một nội dung mang tính đổi mới của các cơ sở Đảng ngành GD&ĐT TP Tam Kỳ nhằm tăng tinh thần giao lưu học tập, nâng cao nhận thức và đặc biệt rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thực tế đáng trân trọng.Đ/c Nguyễn Thị Thanh Xuân đã biểu dương việc làm có ý nghĩa của 2 chi bộ, mong mỏi ngành GD thành phố sớm nhân rộng hình thức này.
Hòa chung trong không khí sôi nổi
chào mừng kỷ niệm 38 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất
nước, thư viện Trường THCS Lý Tự Trọng – Tam Kỳ trân trọng kính giới thiệu đến
quý bạn đọc cuốn sách Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam ( 1960 -1977) của hai tác giả Hà Minh Hồng và Trần Nam Tiến do
nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2010. Đây là một cuốn
sách đầy ý nghĩa đối với tất cả mỗi chúng ta, đặc biệt đối với những ai luôn yêu
quý lịch sử của đất nước Việt Nam
vượt qua những biến động thăng trầm để vươn lên giành độc lập, tự do.(Đọc tiếp)
Sáng ngày 05 tháng 4 Đoàn kiểm tra công nhận trường THCS đạt
chuẩn Quốc gia của UBND tỉnh Quảng Nam về kiểm tra trường THCS Lý Tự Trọng – TP
Tam Kỳ. Đoàn kiểm tra do Thầy Lê Văn Chính – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT
Quảng Nam làm trưởng Đoàn. Bà Nguyễn thị Tâm Hiền Phó PGD&ĐT TP, Đại
diện Đảng uỷ- UBND Phường An Xuân, BDD CMHS…đã về dự và theo dõi hoạt động kiểm
tra.
Đây là đơn vị thứ 2 của ngành GD&ĐT TP Tam Kỳ cùng
với trường THCS Nguyễn Du được kiểm tra công nhận chuẩn Quốc gia sau 5 năm.
Sau thời gian kiểm tra đoàn đã có kết luận về các tiêu chuẩn
của nhà trường đạt được như sau:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường
Có đủ 4 khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9Năm học 2012-2013 trường có 29 lớp với tổng số học sinh là: 1134 Số học sinh trung bình trên lớp là 38 em, đảm bảo số lượng qui định. Trường có 07tổ chuyên môn.Hàng năm mỗi tổ đã triển khai giải quyết được các chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - họcCác tổ có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ số GV trên chuẩn là 81%.Tổ chức Đảng liên tục đạt TSVM, các đoàn thể đạt vững mạnh xuất sắc.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
Hiệu trưởng và Phó HT đảm bảo tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại xuất sắc về năng lực quản lý. 100% CBGV đạt chuẩn loại khá trở lên theo đúng quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Trường có đủ giáo viên, viên chức phụ trách thư viện, phòng bộ môn, phòng thiết bị dạy học đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục
Duy trì liên tục nhiều năm là trường đạt chất lượng cao của TP.Năm học 2011-2012 trường có 1 học sinh giải nhì Quốc gia, 16 học sinh giỏi cấp tỉnh và có có 231 em đạt giải HSG 6, 7, 8 cấp thành phố gồm đạt giải nhất 17 em, đạt giải nhì 55 em, đạt giải ba 42 em, đạt giải khuyến khích 51 em và HSG phong trào khác
đã được đánh giá xếp loại tốt về tiêu chuẩn "Trường học thân thiện, học sinh tích cực’’.
Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất và thiết bị.
Thực hiện đúng các quy định về công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo đúng quy định. Tổng diện tích là 17.999 m2; Bình quân 17 m2/học sinh; Cơ cấu các khối công trình trong trường đảm bảo theo quy định.UBND TP đang đầu tư xây dựng khu TNTH trị giá gần 6 tỉ, UBND Tỉnh đầu tư phòng Lab trên 500 triệu.
Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục.
Nhà trường đã tích cực phối hợp với Hội đồng giáo dục phường, các đoàn thể, xã hội ở địa phương để huy động các lực lượng xã hội vào công tác khuyến học, duy trì sĩ số học sinh, tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh, tạo được sự đồng thuận rất cao.Đặc biệt mỗi năm vận động được 200 triệu đồng phục vụ học bỗng tiếp sức đến trường.
Đoàn kiểm tra đã kết luận trường đạt yêu cầu tốt cả 5 tiêu chuẩn và đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam xét công nhận trường THCS Lý Tự trọng, TP Tam Kỳ thời điểm 2013 đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Đoàn đang tiến hành kiểm tra __________________________________________________ HƯỚNG DẪN VIẾT S.K.K.N
Ngày 27/3, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho thuyền trưởng Bùi Văn Phải (24 tuổi) và thuyền viên Phạm Quang Thạnh (29 tuổi) của tàu cá QNg 96382 TS (Lý Sơn, Quảng Ngãi), ghi nhận sự dũng cảm, kiên cường của hai ngư dân trẻ – nhân vật trong bài viết “Chuyện người quấn cờ Tổ quốc vào ngực” trên báo Tiền Phong.
Những
ngư dân nghèo quả cảm
Thuyền
trưởng Phải là anh cả trong gia đình có 3 anh em ở xã An Hải (Lý Sơn). Cha là
ông Nguyễn Nồi, một ngư phủ nổi tiếng, không may bị bệnh mất sớm. Phải bỏ học
để gánh vác cả gia đình, nuôi các em ăn học. 13 tuổi, Phải theo bác họ là Bùi
Giống lên tàu ra khơi làm chân nấu cơm, rồi nhanh chóng trở thành kình ngư thứ
thiệt.
Sau
gần 10 năm làm thuê, anh Phải quyết tâm tích cóp sắm riêng chiếc tàu. Ông Trần
Như Hồng trong xóm thấy cậu Phải hiền lành siêng năng nên hùn vốn và mai mối
cho đứa cháu gái. Sau đó, đặt niềm tin vào chàng thanh niên giỏi giang này, 7
người bà con phía vợ cho anh mượn 250 triệu đồng.
Các
chủ nậu trong đất liền cũng cho anh mượn 500 triệu đồng nữa. Cộng với khoản
tiền bán đồ đạc trong nhà, cuối cùng anh Phải đủ tiền mua con tàu cũ để nâng
cấp, là tàu QNg 96382 công suất 105 CV hiện giờ.
Trung
Quốc coi việc bắn tàu cá Việt Nam
là “chính đáng”
Bất
chấp hành vi ngang ngược và vi phạm luật pháp quốc tế của mình, ngày 26/3,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trắng trợn tuyên bố việc bắn
tàu cá Việt Nam là “chính đáng và cấn thiết”.
Tàu
hạ thủy đi biển Hoàng Sa từ năm 2012. Anh Phải gọi 8 anh em bạn bè trong xã
cùng nhau ra khơi lặn hải sâm, bắt ốc. Sáu chuyến ra khơi trong năm 2012, anh
thu hồi vốn chưa được bao nhiêu. Sau chuyến bị bắn cháy cabin tàu vừa rồi chi
phí cho chuyến ra khơi gần 300 triệu đồng coi như
mất
trắng.
Ngày
25/3, tàu QNg 96382 sau khi bán 76 con hải sâm thu được 36 triệu đồng đã mua
sắm thiết bị quay lại đảo Lý Sơn. Riêng anh Phải ở lại đất liền để đưa vợ ra Đà
Nẵng khám bệnh. Sáng 26/3, anh Phải lại tất tưởi quay lại Quảng Ngãi khi hay
tin Liên đoàn Lao động Quảng Ngãi trao tặng 30 triệu đồng. Anh Phải là trụ cột
chính trong gia đình. Vợ anh là chị Nguyễn Thị Nở đau gần tuần nay nhưng do
chồng đi biển, nên giờ mới đi khám và nằm lại điều trị tại Đà Nẵng.
Chín
thuyền viên trên tàu QNg 96382 đa phần độ tuổi 19, 20 và có hoàn cảnh khó khăn.
Phạm Quang Thạnh, người nhiều lúc nhận nhiệm vụ thuyền trưởng cùng anh Phải
trong những chuyến ra khơi cũng có hoàn cảnh đặc biệt. Anh Thạnh có vợ và 3
con, nhưng vợ là chị Võ Thị Lợi lại mắc chứng bệnh động kinh đã mấy năm nay.
“Anh
em chúng tôi bàn tính nhau rồi, sẽ góp sức góp của mỗi người một ít với hy vọng
sớm sửa chữa tàu thuyền, khi có đủ kinh phí lại ra khơi. Quyết không bỏ Hoàng
Sa, Trường Sa” – anh Thạnh quả quyết.
Ý chí
ấy không có gì là khó hiểu, khi Phạm Quang Thạnh chính là hậu duệ thuộc phái
Phạm Quang ở Lý Sơn, có ông tổ là Phạm Quang Ảnh – cai đội được triều Nguyễn cử
ra cắm mốc tại Hoàng Sa từ năm 1815. Sau đó, ông đã hy sinh trên biển cùng đội
dân binh của mình.
Mấy ngày sau khi chiến thắng Ban Mê Thuột (Đắc Lắc) và Tiên Phước (10-3-1975) thì diễn ra không khí rộn ràng một cách lạ thường ở khu vực cơ quan Thị ủy Tam Kỳ. Bộ đội từ đâu đổ về đóng quân ở gần các cơ quan thuộc Thị ủy rất đông. Bên ngoài, anh em bộ đội cặm cụi, kéo đường dây điện thoại giăng khắp nơi. Tôi đi công tác ở Quảng Ngãi trên đường về, thì đã chứng kiến cảnh tượng này ngay trên đường dẫn đến tận cơ quan Dân vận. Câu nói: “Thời cơ đã đến, một ngày bằng hai mươi năm” được truyền đi mạnh mẽ trên cửa miệng mọi người. Một sự chuẩn bị cho một trận chiến mới mang tính lịch sử, nhưng chưa biết diễn ra vào thời điểm nào.
Ban Dân vận Thị ủy lúc đó gồm Thị đoàn, Phụ nữ, Công đoàn, Binh vận và “Đấu tranh chính trị” của Thị ủy, cùng đóng chung trong một ngôi nhà lợp tranh, gọi là “trụ sở”. Nó nằm sát bên suối chảy ra dòng sông, nơi có thác nước ngày đêm tung bọt trắng xóa gọi là “Thác Mui” với những hòn đá nổi, nơi lý tưởng để anh chị em trong Ban Dân vận có lúc đến ngồi tâm tình và nhìn phong cảnh, thật là nên thơ! (Vùng này hiện nay đã chìm ngập trong lòng hồ Phú Ninh). Tất cả các cơ quan của thị xã như Thị đội, An ninh, Dân vận nói trên và các cơ quan khác đều chốt tại đây - vùng đất thuộc thôn 1 Kỳ Quế - một địa bàn thuận lợi để cán bộ, chiến sĩ thị xã Tam Kỳ ban đêm bí mật vào ra nội thành công tác, vì đường gần và tiện.
Ngày 23-3-1975, chúng tôi trong Ban Dân vận và các đồng chí ở các cơ quan, đơn vị khác đang đóng xung quanh cơ quan Thị ủy, được chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng để chờ lệnh hành quân về thị xã. Một số cán bộ, các cơ quan trên tỉnh cũng về đây, chờ cùng nhịp bước với anh chị em ở thị xã. Chúng tôi chờ mãi, chờ mãi suốt cả đêm mà vẫn chưa có lệnh xuất phát, vì được thông báo là chờ đến khi nào có điện báo lực lượng quân sự của ta đã nổ súng tiến công, chiếm được thị xã thì lúc đó lực lượng chính trị mới tiến vào tiếp quản.
Mọi người đều nóng lòng mong mỏi và chờ đợi. Cho đến gần trưa ngày 24-3-1975, lệnh hành quân mới được bắt đầu. Thế là một dòng người ào ạt bay đi như gió! Tôi mang một khẩu AK, lưng đeo mấy quả lựu đạn vừa đi, vừa chạy theo đoàn, “Đấu tranh chính trị” đi sau cùng. Khi đến sân bay Kỳ Nghĩa thì hai quả lựu đạn trên lưng tôi “vô tình” rơi xuống đất! Tôi thấy nó nằm đó, nhưng không thể nào quay lại để nhặt được mặc dầu thấy tiếc, vì đang trong bước tiến như thần tốc, chậm một giây là mất một phút, sẽ kéo dài tiến độ tiến về thị xã.
Còn cách ngã ba Trường Xuân khoảng 500 mét, trên đường đi, tôi chợt nhìn thấy một người bà con đang đứng bên đường hớn hở khi nhận ra tôi, vẫy tay vui mừng chào đón. Tôi tạt vào nhà, chai nước ngọt lập tức mở ngay ra và đôi câu thăm hỏi đầy trìu mến. Chỉ mấy phút thôi, tôi vội vã từ giã tiếp tục lên đường. Tôi vút nhanh đuổi theo cho kịp đoàn, nhưng bây giờ đoàn người đi trước không còn thấy ai cả! Một mình tôi cứ theo con đường mà tiến vì nghĩ họ đã thẳng tiến xuống Tam Kỳ. Bỗng gặp anh Huệ, cán bộ “Đấu tranh chính trị” của tỉnh cũng bị lạc đoàn. Thế là hai anh em cùng nhau đi. Xuống khỏi đường sắt, thấy nhà dân hai bên đường còn treo cờ ngụy, hai chúng tôi vừa đi vừa vận động đồng bào hạ cờ ba que xuống, xóa khẩu hiệu phản động đi. Họ tươi cười gật đầu.
Khi đến ngã ba Nam Ngãi, tôi lại gặp một vài người dân ở Trường Xuân mà tôi biết trước đây, đang đứng như chờ 2 chúng tôi đến. Tôi chào họ, họ chào tôi rồi tôi hỏi họ có thấy đoàn người vừa ở trên xuống đây không? Họ liền nói “Không thấy ai, mà chỉ thấy khi trưa có một nhóm lính Cộng hòa (lính ngụy) cầm súng chạy vào xóm này”. Vừa nói, họ vừa chỉ tay theo hướng ấy. Chúng tôi khuyên họ phải đào hầm để tránh bom đạn vì có thể máy bay địch từ Đà Nẵng vào thả bom. Vừa nghe nói như thế, họ liền hốt hoảng chạy đi mất, không kịp nói thêm một câu nào nữa!
PHÁO CỦA TA CHUẨN BỊ CHIẾN DỊCH
Tôi và anh Huệ đi thêm một đoạn nữa mà
chẳng thấy một người nào trong đoàn. Hai anh em biết là bọn lính ngụy còn lẩn quất ở đâu đây, có thể nguy hiểm, hơn nữa không tìm thấy ai trong đoàn, nên hai anh em bèn quay trở lại tìm đoàn.
Lên lại ngã ba Trường Xuân, thì gặp đoàn đông đủ. Bây giờ mới biết là lúc trưa cả đoàn dừng lại đây, tản vào nhà dân nắm lại tình hình rồi mới tiếp tục. Tôi và anh Huệ gặp lại đoàn, tường thuật tình hình trong thị xã mà 2 chúng tôi vừa đến đã chứng kiến rồi mới trở lại đây.
CHỢ TAM KỲ ( Đường Huỳnh Thúc Kháng) trước 1975
Chúng tôi nhập vào đoàn lại tiến về thị xã, trong không khí yên lành, không một tiếng súng, ngụy quân, ngụy quyền không còn nữa. Trong đêm 24-3, chúng tôi chia nhau vào các nhà cơ sở, và sáng hôm sau mọi người bắt tay vào
khối công việc đang chờ đợi. Công tác tiếp quản đang được khẩn trương tiến hành, người thì làm công tác về sự “trình diện” của các ngụy quân, ngụy quyền, người thì lo tổ chức thành lập chính quyền mới, lo tập họp nhân dân mít tinh... Say sưa làm việc không biết mệt mỏi vì lòng tràn đầy hân hoan trong khí thế thị xã Tam Kỳ đã hoàn toàn giải phóng. Tôi được tự do thả bộ trên con đường nhựa ở trung tâm thị xã mà năm 1965 về trước tôi vẫn hằng ngày rảo bước. Cảm giác thật đầy thân thương, trìu mến.Từ Kỳ Quế tiến về Tam Kỳ trong buổi sáng 24-3-1975 là một ngày lịch sử, tôi không bao giờ quên được!
ĐOÀN TNCS HCM ĐIỆN LỰC QUẢNG NAM PHỐI HỢP ĐOÀN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA TIẾT KIỆM ĐIỆN
Thực hiện công văn chỉ đạo của số: 213/SGD&ĐT của Sở GD&ĐT Tỉnh Quảng Nam về việc “Tuyên truyền thực hiện tiết kiệm điện trong năm 2013”, ngày 18/3/2013 Đoàn TNCS HCM Điện lực Quảng Nam và Đoàn trường THCS Lý Tự Trọng đã phối hợp tổ chức ngoại khóa “HỌC SINH VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN” trong phạm vi toàn trường.
Về dự có lãnh đạo điện lực Quảng Nam, BCH Đoàn khối Dân chính Đảng, BCH Đoàn điện lực Quảng Nam , đại diện PGD&ĐT TP Tam Kỳ, các thầy cô là lãnh đạo các trường THCS trong thành phố cùng gần 1000 CBGVCNV và học sinh nhà trường.
Hai đơn vị Đoàn đã sử dụng nhiều pano, áp phích, tài liệu bướm và dụng cụ trực quan để giới thiệu với các em về cách sử dụng điện an toàn, hợp lí và tiết kiệm.Đây là nội dung hấp dẫn có tác động mạnh về nhận thức và thực tiễn đối với việc sử dụng thiết bị điện trong gia đình, trong lớp học một cách hiệu quả, chống lãng phí.Hai đơn vị Đoàn và Liên đội đã phục vụ một chương trình văn nghệ đặc sắc chào mừng ngày Giải phóng quê hương và ngày thành lập Đoàn.
Kết thúc ngoại khóa là phần thi tìm hiểu, thu hoạch hiểu biết về tiết kiệm điện; Hàng trăm học sinh đã tham gia sôi nổi thể hiện sự đồng tình, ủng hộ về nội dung ngoại khóa hết sức thiết thực nêu trên
NGÀY 14.3.2013 CBGV CNV HS-CMHS TRƯỜNG THCS LTT CHIA TAY CÔ GIÁO TRƯƠNG THỊ KIM NHẬT (Tổ trưởng AV) VỀ NGHỈ HƯU. LỄ TRAO QUYẾT ĐỊNH ĐÃ ĐƯỢC TỔ CHỨC LONG TRỌNG VỚI SỰ THAM DỰ CỦA BTT HCM HS VÀ HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG
HÌNH ẢNH NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8.3 CỦA TỔ NỮ CÔNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
Trong lúc đi đánh cá để mưu
sinh tại khúc sông Trường Giang,vợ chồng anh Huỳnh Văn Phương (40 tuổi) và chị
Nguyễn Thị Thúy (36 tuổi), trú tại khối phố 6, phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, bị
lật ghe, chết đuối.Vợ chồng anh Phương mất đi bỏ lại 3 đứa con
nhỏ dại (em Huỳnh thị Vinh học 6/5 THCS Lý Tự Trọng, 2 em khác học Tiểu học và
mẫu giáo).
Để ổn định cuộc sống và việc học tập lâu dài cho các
em nhà trường đã mở sổ tiết kiệm định kì và sử dụng các nguồn hỗ trợ khác trong
chương trình “TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG”, phối hợp cùng phường Phước Hòa, họ hàng các
em để không những năm học nầy mà về lâu dài các em không phải bỏ dỡ việc học
Trường THCS Lý
Tự Trọng đã xây dựng chương trình hoạt động đón tết Nguyên Tiêu và chào mừng
NGÀY THƠ VIỆT NAM năm 2013 rất hoành tráng nhằm giới thiệu với các em nét đẹp
văn hóa rất đáng trân trọng của dân tộc được Đảng-Nhà nước chúng ta kế thừa và
phát triễn.
Hơn 1300
CBGVCNV-Học sinh-Giáo sinh đã tham gia buổi hoạt động nhân xuân Quí Tỵ.Các em
đã được tổ Ngữ văn cung cấp những hiểu biết về :-Văn hóa tết Nguyên tiêu – Bài
thơ Nguyên tiêu của Hồ chủ tịch và ý nghĩa NGÀY
THƠ VIỆT NAM.Những tiết mục văn nghệ phổ thơ, những làn điệu dân ca được
thầy và trò trình bày cùng với hội thi Nguyên tiêu.Học sinh nhà trường nhân
ngày nầy đã tham ga thi Ông đồ viết thư pháp, thi thả thơ và thi vẽ...Hơn 100
thí sinh đã được sự cổ vũ nồng nhiệt của các bạn, thầy cô và phụ huynh.Những
tác phẩm xuất sắc nhất được nhà trường trao giải và sưu tập, chưng bày cho toàn
trường cùng xem..
Đây là một trong
những hoạt động ngoài giờ lên lớp mang tính bổ ích thiết thực nhằm giáo dục
nhận thức và rèn luyện kỹ năng được thường xuyên tổ chức trong nhà trường.
Thế
nhưng tiếc thay đã 34 năm qua, cuộc chiến ít được nhắc tới khiến thế hệ trẻ hôm
nay không ít người mơ hồ, thậm chí không biết gì về cuộc chiến tranh anh dũng
này. Nó xuất hiện trong sách giáo khoa chỉ vẻn vẹn hơn 10 dòng là điều day dứt
bởi lãng quên lịch sử không chỉ có tội với những anh hùng liệt sĩ và những
người đã khuất trong cuộc chiến tranh vệ quốc oai hùng này mà còn có tội với cả
hậu thế mai sau.
Thị xã ra quân
Thị xã mình sáng nay ra quân Tháng Ba đang mùa hoa gạo đỏ Những phố, đường đêm qua như chẳng ngủ Thức dậy sớm hơn mọi ngày
Những nhà có con đi sáng nay Lục tục đỏ đèn từ mờ đất Hàng xóm hỏi nhau thân mật - Phố mình sáng nay mấy đứa ra đi?
Không giống ông bà mình tiễn nhau xưa kia Chỉ lặng im, bịn rịn… Không giống mẹ tiễn cha thuở nào đi trận Bâng khuâng, thèn lẹn, dặn dò…
Thị xã mình sáng nay tiễn đưa Cái háo hức nhân lên, niềm vui chia để lại Con trai con gái Nghe họ cười, không đoán nổi ai đi…
Ngã ba phố mình thênh thang mọi khi Sáng nay ứ dòng xe cộ Sáng nay đò sang bến chợ Nhường cho khách lên đường
Mậu dịch bách hóa mở sớm hơn ngày thường Đông con gái vào mua bút, sổ Chị bưu điện luôn tay, lòng cởi mở Trao tập phong bì và những con tem
Thị xã rộn lên Chẳng ai biết tiếng loa nhắc gì trong hội trường nhà văn hóa Cứ nghe rôm rả Chuyện quân ta chống trả giặc thế nào
Đêm qua đài đưa tin biên giới rất lâu Từ hôm tổng động viên bao nhiêu lá đơn gửi về Thị ủy… Biên giới trở thành thiêng liêng trong suy nghĩ Tiếng súng kéo khoảng trời gần hơn…
Chưa bao giờ máu gửi nhiều theo những lá đơn Chưa buổi lên đường nào tình nguyện đông như vậy Sông Đà tháng ba – mùa hoa gạo cháy Đuốc non sông hừng hực lửa căm hờn
Tiễn những người con lên phía biên cương Có tình thương trong gói cơm của mẹ Có dáng tiễn đưa còng lưng của bà Có cuốn sổ lưu niệm chật lời bè bạn hẹn gặp cùng trên biên giới xa.
Và ra đi sáng nay tháng Ba Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo.
Nguyễn Thị Mai
Người yêu thơ!
Nhà thơ Nguyễn Thị Mai nguyên là cán bộ Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Giảng viên chính Học viện phụ nữ Trung ương. Bài thơ được viết năm 1979 khi tác giả đang là giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình như lời chị tâm sự: “Cho các em học sinh của tôi ngày lên đường đánh quân xâm lược”.
Với chủ đề Tuổi trẻ với Tổ quốc, Ngày thơ
Việt Nam lần thứ 11 sẽ diễn ra trong 3 ngày 13, 14, 15 tháng giêng (tức vào 22,
23 và 24-2 Dương lịch) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Đây không chỉ là
dịp để công chúng yêu thơ trên cả nước tụ hội và tận hưởng không khí thi ca
trong những ngày đầu xuân mà đó cũng là hoạt động nhằm thổi bùng lên ngọn lửa
tình yêu Tổ quốc.
Tình yêu đất nước, biển đảo quê
hương
Chủ
tịch Hội Nhà văn Việt Nam
- nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết, chương trình sẽ khơi dậy tinh hoa, khí phách, làm
sống dậy không khí yêu nước ở thế hệ thanh niên ngày nay qua những áng thơ hào
hùng. Vì giờ đây, vấn đề chủ quyền đất nước là vô cùng quan trọng nên Ngày thơ
Việt Nam 2013 sẽ mang chủ đề “Tuổi trẻ với Tổ quốc” với sự tham gia của lực
lượng trẻ là chủ yếu, bày tỏ thái độ về vấn đề biển đảo và đất liền.
Ở sân thơ truyền thống năm nay, chủ đề chủ quyền đất nước sẽ có tỷ lệ đậm đặc
với nội dung “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, đặt vấn đề trực diện về Trường Sa - Hoàng
Sa, vấn đề biển Đông. Nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh, năm nay Ngày thơ sẽ không có
nghi lễ rước nữa, thay vào đó là màn trình diễn của tuổi trẻ. Tiết mục nổ phát
súng khai màn sẽ là trường ca “Đất nước nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt
Chiến.
Chữ
"Tết" do chữ "Tiết" (節) mà
thành. Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có
gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và
"đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là
"Tiết Nguyên Đán". Tết Nguyên đán được người Trung Hoahiện nay gọi là
"Xuân Tiết" (春節) hoặc "Nông lịch tân
niên" (農曆新年), và vẫn là tết cổ truyền của họ,
mặc dù từ năm 1949, Trung Quốcđã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và
chuyển qua gọi Tết dương lịch là Tết Nguyên đán.
Nguyễn Thị Qúy Trân học sinh lớp 8/4 của trường THCSLý Tự Trọng là một học sinh giỏi, là “cây Toán, Anh” của trường. Nhưng đằng sau ấy, em còn có cả một năng khiếu văn chương rất tuyệt vời. Bởi học toán nên giọng văn của em thật “chắc nịch” không chê vào đâu được.(xem tiếp)
...nhất Toán, nhất Tin thế mà vẫn mơ mình là học sinh giỏi Sử
Cậu học trò nhỏ bé, gầy gò nầy cuối năm lớp 7 đã đề nghị với nhà trường qua một tin nhắn facebookxin tham gia ban điều hành webblog “ http://thcslytutrongtamky.blogspot.com/”...dĩ nhiên là đã được admin ủng hộ nhưng với đề nghị hãy lập webblog của lớp .Đó cũng là điều hành mà...
Những đêm khuya trên trang mạng xã hội Admin thách đố với người học trò nhỏ nầy về học tập và ứng dụng CNTT và cho đến mãi bây giờ Admin vẫn còn nợ ĐOÀN NGUYỄN THANH LƯƠNG 1 dĩa bò bía, bánh nậm…vì học trò trả lời câu hỏi trong vòng 2 phút trong khi yêu cầu là 3 Hi.hi sẽ có ngày thầy trò gặp nhau trên phần mềm” bánh nậm và bò bía thuần Việt”.
Thời gian, vâng thời gian nhiều khi là câu trả lời chất chứa nỗi niềm rõ ràng nhất. Cậu học trò gày gò ngày ngày vẫn bông đùa với bạn bè trên fb. Hài hước và thông minh, nhẹ nhàng mà bộc lộ tinh thần hiếu học…Người ta thì đi học thêm còn mình thì vẫn đêm ngày cày trên máy tính học Anh, học Toán, học Tin…
Rồi cái gì đến nó sẽ đến.Năm lớp 8 cậu thi Tin của lớp 9 Cấp thành phố: dẫn đầu; Cuộc thi Tin học trẻ không chuyên của tỉnh: Có giải cao.Bất ngờ hơn nữa là cậu đang chạm với tư duy dạy học và học tập của trường học với giải nhì toàn tỉnh với 1 phần mềm sáng tạo.(Xem tiếp)
Dân tộc Việt Nam coi lời chúc, lời chào là một nét hóa truyền thống trong đời thường và ngày tết, ngày lễ, ngày sinh.Từ trước Công nguyên, hễ đến ngày tết, ngày lễ mừng thọ của cha mẹ, con cháu đến chúc những lời chân thành, tốt đẹp cùng với quà biếu. Quà mừng bố mẹ cốt ở tình cảm chân thành thơm thảo, vì vậy, thời Hùng Vương truyền thuyết kể rằng, chàng Lang Liêu nghèo nhất trong số các con vua đã dùng “bánh chưng, bánh dày” làm bằng lúa gạo do tay chàng chăm lo cày cấy mà có để dâng cha mẹ, được vua cha xếp vào loại nhất.
Những dịp mừng thọ, con cháu còn tổ chức trò vui để chúc mừng ông bà, cha mẹ được vui lòng. Và, những tục lệ này còn được thể hiện cả ở việc thờ cúng tổ tiên, với ý thức “uống nước nhớ nguồn” dâng cây hương thơm, hoa đẹp, quả chín, bánh trái, gạo mới, đặc sản đầu mùa để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho đất nước.
Con cái trong gia đình từ nhỏ đã được dạy dỗ từng lời nói, cử chỉ lễ phép chào hỏi khi khách vào nhà, khi gặp người già cả, người lớn tuổi đi vào đường làng, ngõ xóm, phường phố. Khách vào nhà còn được mời ăn, dù không biết khách đã ăn chưa. Khi trò chuyện, giao tiếp, xưa lấy “miếng trầu làm đầu câu chuyện”. Ngày giỗ chạp có mời các gia đình người thân quen, họ hàng, bạn bè đến ăn, cốt sao “lời chào cao hơn mâm cỗ”, lấy tấm lòng là chính mà không câu nệ là cỗ bàn thịnh soạn hay bữa cơm thường. Ca dao cổ có câu: “Đến đây dầu lạ sau quen, chào nhau một tiếng thì nên bạn bè”.
Những phong tục, nề nếp trên đã làm cho Việt Nam trở thành dân tộc hiếu khách. Khi có người đi đâu xa, có lệ đến chào tạm biệt, lúc về lại chào thăm hỏi. Sau khi cưới, cô dâu chú rể đến chào ông bà, cha mẹ, họ hàng thân thiết. Ngoài ra, còn có “chào hàng” để mời khách mua hàng, “chào khách” để mời khách tạm trú hoặc đi xe, đi đò…
Lời chúc, lời chào được nhân dân coi trọng, bảo lưu từ đời này qua đời khác, giữ vốn cổ dân tộc đan xen với tiếp thu văn minh nhân loại. Truyền thống này được thể hiện rất rõ trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt.
Hình ảnh đón tết từ Trường Sa gởi về
Sau chuyến công tác dài ngày ở huyện đảo Trường Sa, tôi có được nhiều “cộng tác viên” rất nhiệt tình là những chiến sĩ Trường Sa. Các anh đã ghi lại thời khắc giao thừa và không khí đón tết nồng ấm, vui tươi và rộn ràng tiếng cười trong những ngày đầu năm ở đảo xa – nơi tiền tiêu của Tổ quốc.
Bộ trưởng Tổ chức Giáo dục Đông Nam Á khen ngợi trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Tam Kỳ)
Thứ Sáu, 18/01/2013, 20:19 [GMT+7]
(QNO) - Trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Tam Kỳ) vừa được Bộ trưởng Tổ chức Giáo dục Đông Nam Á và Bộ Giáo dục, Thể thao văn hóa, khoa học và Công nghệ Nhật Bản cấp giấy chứng nhận và khen ngợi về thành tích giảm thiểu rủi ro thiên tai cho học sinh năm 2012 của Tổ chức giải thưởng phát triển”Giáo dục bền vững SEAMEO - Japan” (ESD).
Giấy chứng nhận của Bộ trưởng Giáo dục ASEAN.
Giải thưởng “Giáo dục phát triển bền vững SEAMEO - Japan” do Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á, Bộ Giáo dục Văn hóa Thể thao Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản (MEXT), UNESCO, Văn phòng Giáo dục Châu Á Thái Bình Dương và Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ phối hợp tổ chức.
Giải thưởng được tổ chức hằng năm dành cho các trường trong khu vực Đông Nam Á nhằm mục đích chia sẻ các hoạt động giáo dục thực tiễn, nâng cao ý thức góp phần giảm thiểu các thiên tai như lũ lụt, động đất, lốc xoáy, đuối nước …
Một tiết dạy bơi của nhà trường.
Trường THCS Lý Tự Trọng nhiều năm qua đã tổ chức tốt việc giáo dục, tuyên truyền, tập huấn trong học sinh về các vấn đề thiên tai, tai nạn thường gặp trong học sinh, đặc biệt nhà trường đã tổ chức dạy bơi cho
học sinh bắt đầu từ lớp 6. Trong vòng 2 năm đến cơ hội biết bơi cho 100% học sinh toàn trường là vấn đề khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của vùng đất thường xuyên bị lũ lụt.
Ngày 10 tháng 1 năm 2013 trường THCS Lý Tự Trọng đã tổ chức hội nghị sơ kết HK1 năm học 2012-2013.Về dự có Ô Mai Xuân Khối đại biêủ BTV VĐ-Hội đồng Đội TP Tam Kỳ , đại biểu Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương, BTT CMHS..cùng hơn 70 CBGVCNV.
Hội nghị đã nghe báo cáo sơ kết của nhà trường, công đoàn, Ban TTND, UBKT CĐ cùng nhiều tham luận, ý kiến, giải pháp trong giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt trong hoàn thành nhiệm vụ HK2.Dịp nầy nhà trường đã trao tặng thưởng cho các CBGVCNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện xuất sắc các cuộc vận động nhất là tích cực học tập và làm the TG Đ.Đ HCM; Công đoàn đã tổ chức sinh nhật tập thể cho hơn 30 CBGVCNV.
Điểm nỗi bật là trong hội nghị sơ kết, Đoàn Phường An Xuân đã đứng ra cùng gánh vác nhiệm vụ phối hợp GD Hạnh kiểm cho các trường hợp vi phạm cụ thể của học sinh trong địa bàn.Điều này được nhà trường săn sàng lắng nghe ,chia sẻvà phối kết hợp.
Sáng ngày 14/1/2013 nhà trường cũng đã tổ chức sơ kết trong học sinh, trao học bỗng TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG, quà tặng đến học sinh khó khăn trong dịp tết, học bỗng học tập của TT Anh văn Galaxy trị giá chung trên 50 triệu đồng.
"Clip toàn cảnh lịch sử Việt Nam" của nhóm sinh viên có sự sáng tạo, ứng dụng tốt, đánh thức Bộ GD&ĐT quan tâm hơn đến việc giảng dạy trực quan trong các môn học", nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ
Trong 10 phút, nhóm sinh viên đã tái hiện lịch sử Việt Nam với 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Lần lượt làm rõ các câu hỏi "Vì sao Việt Nam lại có hình dạng chữ S như bây giờ? Để giữ được chữ S đó Việt Nam đã trải qua những gì?", những trang sử hào hùng của dân tộc được tái hiện sinh động và hấp dẫn.
Sự kiện ngày 9/1/1950 đã đi vào lịch sử là ngày truyền thống Sinh viên - học sinh toàn quốc gắn liền với hình ảnh liệt sĩ học sinh Trần Văn Ơn (1931 - 1950, trường Pétrus Ký) hy sinh anh dũng trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn.
Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Bài điếu văn trong buổi lễ tang có câu :
“Ai chết vinh buồn chăng?
Ai sống nhục thẹn chăng?”
Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước.
VnExpress - Cà phê Hà Nội, cà phê bệt Sài Gòn, các danh lam thắng cảnh hay nụ cười, sự thân thiện của người dân thủ đô được các bạn trẻ thể hiện trong những clip giới thiệu về Việt Nam.
Với tinh thần uống nước nhớ nguồn, học tập làm theo truyền thống Anh Bộ đội cụ Hồ nhân 68 năm ngày thành lập Q.Đ.N. V.N Chi đoàn và liên đội trường THCS Lý Tự Trọng đã tổ chức đến thăm Phường đội An Xuân và tọa đàm cùng lãnh đạo phường và các CS phường đội.Nhân dịp nầy trường đã đến thăm, tặng quà 3 gia đình thương bệnh binh, tặng quà 10 hs là con thương bệnh binh, chúc mừng 4 thầy giáo là cựu quân nhân
Nhân kỷ niệm 68 năm
ngày TL Quân đội nhân dân Việt Nam
( 22.12.1944-22.12.2012 )
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân
đội nhân dân Việt Nam 22.12, thư viện Trường THCS Lý Tự Trọng trân trọng kính
giới thiệu đến bạn đọc cuốnsách “NGƯỜI
ĐÁNH CHÌM TÀU CHIẾN MỸ USNS CARD” của tác giả Mã Thiện Đồng
do nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2011.
Bạn đọc chỉ chìn
bìa sách chúng ta đã bắt gặp ngay hình ảnh một tàu chiến to xềnh xoàng mang trên mình nó
hơn 200 máy bay, qua kênh đào Panama trên Thái Bình Dương, hành trình suốt
chặng đường dài nửa vòng trái đất để đến đất nước Việt Nam. Đó là tàu chiến
USNS CARD của Mỹ. Tàu chiến ấy chở máy bay đi đâu? Mục đích là gì?
Nó chở vũ khí cung cấp cho cuộc chiến
tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Một con tàu khổng lồ mang theo
lượng vũ khí to lớn và nhiều phương tiện chiến đấu nhằm hủy diệt những chiến sĩ
cách mạng bé nhỏ, gan dạ của miền Nam Việt Nam. Liệu cái đích phi nghĩa của nó
có thành công?
Hành
trình nửa vòng trái đất của chuyến tàu ấy đã dừng chân cập bến ngay đáy sông cảng
Sài Gòn nhằm vận chuyển vũ khí và phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam. Nhưng
chuyến tàu chở máy bay USNS CARD phục vụ mục đích phi nghĩa ấy đã bị đánh chìm
vào đêm mồng 2 tháng 5 năm 1964. Người trực tiếp đánh chìm con tàu ấy chính là
chiến sĩ biệt động Sài Gòn Lâm Sơn Náo. Đó là một chiến công thần kỳ, vang dội
cả non sông đất nước, tiếng vang ấy còn làm chấn động nước Mỹ và cả năm châu.
Với một đội quân Mỹ hãi hùng, xung quanh
cảng và thành tàu được lính Mỹ dày đặc bảo vệ nghiêm ngặt, nhưng bằng sự tài
năng, thông minh, gan dạ, và lòng quả cảm, chiến sĩ biệt động Sài Gòn Lâm Sơn
Náo đã làm nên chiến công lẫy lừng, góp phần đem lại thắng lợi vĩ đại cho dân
tộc.
Chiến sĩ Lâm Sơn Náo
Dẫu chiến tranh đã lùi xa nhưng quá khứ
vẫn còn đó. Trong những ngày chào mừng kỷ niệm 68 năm ngày TL Quân đội nhân dân
Việt Nam, những giây phút ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân
Việt Nam và của toàn dân, cuốn sách NGƯỜI ĐÁNH CHÌM TÀU CHIẾN MỸ USNS CARD sẽ chuyển tới bạn đọc thêm những chi tiết
mới về trận đánh như một huyền thoại của Biệt động Sài Gòn, niềm tự hào của
quân và dân ta với mong muốn để sự kiện lịch sử đặc biệt này được sống mãi với
thời gian.
Trịnh
Thị Thủy - TV Lý Tự Trọng- Tam Kỳ
HỘI THI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC
MỘT PHONG TRÀO ĐƯỢC CHÚ TRỌNG
Ở TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
Nhằm rèn luyện kỹ năng học môn Ngữ văn cho học sinh khối lớp 7, 8, 9 và chuẩn bị thí sinh tham gia dự thi Thuyết trình văn học cấp thành phố tại Phòng giáo dục và Đào tạo TP. Tam Kỳ. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ văn khối 7,8, 9 học tập, rút kinh nghiệm về phong trào Hội thi TTVH hằng năm của nhà trường. Vừa qua, bộ phận Thư viện phối hợp với CM Ngữ văn tiến hành tổ chức thành công Hội thi TTVH cấp cơ sở năm học 2012-2013 thành công tốt đẹp.
Hội thi được tiến hành lúc 14h ngày 15 tháng 12 năm 2012 với sự tham gia của 22 thí sinh đến từ các khối lớp 7, 8 và 9 với 22 đề tài của những tác phẩm khác nhau trong chương trình văn học cấp THCS. Hội thi diễn ra trong thời khắc cao điểm kiểm tra Học kỳ I, nhưng các em đã nổ lực đầu tư, học tập và tham gia tốt ở hội thi lần này. Hội thi diến ra nghiêm túc nhưng không kém phần sôi nổi, hấp dẫn bởi sự trình bày mạnh dan, tự tin, thuyết phục của các thi sinh dự thi và sự cổ vũ nhiệt tình của cổ động viên góp phần đem lại Hội thi thành công tốt đẹp.
Kết quả Hội thi: nhà trường đã chọn ra 7/22 thí sinh để tiếp tục bồi dưỡng tham gia dự thi chung kết ở vòng 2.
Danh sách thí sinh lọt vào vòng 2:
TT
HỌ VÀ TÊN
LỚP
ĐÈ TÀI
1
Cao Nguyễn Khánh Quỳnh
7.2
Mẹ tôi- Một bức thư cảm động trong văn bản “ Mẹ tôi” của
A-mi-xi
2
Phạm Viết Khánh Linh
8.1
Cảm xúc mãnh liệt trào dâng trong tâm hồn bé Hồng-những rung động cực điểm của một linh hồn bé dại
3
Vũ Khoa Nguyên
8.2
Số phận của những mảnh đời bất hạnh qua tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An đéc xen
4
Huỳnh Thị Quyên
9.4
Sự cống hiến đầy nhiệt huyết của người thanh niên trong cái im lặng của Sa Pa trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long
5
Nguyễn T. Phương Dung
9.5
Bếp lửa tình bà- Bếp lửa thiêng liêng trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt
6
Dương T. Hoài Phương
9.5
Vầng trăng - quá khứ nghĩa tình và bài học từ sự thức tỉnh từ tác phẩm “ Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy
7
Bùi Lê Khánh Huyền
9.7
Vầng trăng nghĩa tình và sự thức tỉnh lương tâm
Sau đây là một số hình ảnh tại Hội thi TTVH cấp cơ sở vừa qua.
Thầy Võ Tấn Đông - PHT phát biểu khai mạc Hội thi
Toàn cảnh hội trường lúc diễn ra Hội thi
Em Khánh Quỳnh(7.2) tại hội thi với “Một bức thư cảm động” trong “ Mẹ tôi” của A-mi-xi
Khoa Nguyên (8.2)- chất giọng truyền cảm trong “Cô bé bán diêm”
Ngày 11/12/2012 Bộ GD-ĐT ra Thông tư ban hành quy
chế công nhận trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn
quốc gia(thay thế quy chế cũ
ban hành vào năm 2010).Theo đó, từ năm 2013, trường
trung học để đạt chuẩn quốc gia cần đáp ứng 5 tiêu chuẩn: tổ chức và quản lý
nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; tài
chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và
xã hội. Cụ thể, mỗi trường có tối đa không quá 45 lớp, đảm bảo đủ các khối lớp
của cấp học, số lượng học sinh/lớp tối đa không quá 45 học sinh. Các tổ chuyên
môn được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của điều lệ trường
THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
(Kết quả nầy sẽ được P.G.D tập hợp toàn thành phố để công nhận và đưa vào danh sách dự thi cấp TP)
Một số hình ảnh trong buổi thi đầu tiên 8/12/20-12
Từ 7g30 8/12/2012 ngày hôm nay cùng với tất cả các trường TH và THCS trên cả nước THCS LTT tổ chức thi I.O.E cho hơn 200 hs các khối lớp 6,7,8,9 đã đảm bảo vòng tự luyện và hoàn thành các thủ tục.Cuộc thi sẽ tiến hành đến hết ngày Chủ nhật tùy theo số lượng và điều kiện.
“Sống
trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không …?”(TCS)
Câu chuyện là thế này, em Nguyễn Anh Tài là học
sinh của lớp 8/4. Năm học lớp 6 vừa qua, trong một cơn đau chân khủng khiếp,
bổng dưng đôi chân của em sưng tấy lên và
không thể đi lại được. Bác sĩ đã chẩn đoán rằng, em bị đau khớp rất nặng
và có thể là liệt cả đôi chân. Vì thế việc học của em bị gián đoạn phải nghĩ
học một năm. Đến năm lớp 7, em tiếp tục cũng phải nghĩ học một năm nữa để điểu
trị bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau nhiều lần chữa bệnh ở nhiều nơi trở về,
em đã nhiều lần buông xuôi không muốn đến trường để tiếp tục con đường học vấn
. Với ý nghĩ thật non dại ấy em đã nhiều lần suy nghĩ đắn đo và em đã quyết
đỉnh rằng mình phải đến trường vì tương lai mai sau. Thế là hằng ngày, em được
bố đưa đến tận nơi lớp học với bao ánh mắt của bạn bè. Lại là một học sinh mới
chuyển vào lớp nên bạn bè và cô giáo tất cả đều lạ. Nhưng đáp lại những lo toan
của em là tình cảm của cô và các bạn trong lớp đều ưu ái dành cho em. Từ việc
đi lại khó khăn của em, nhất là khi trái gió trở trời em lại càng thấy khó khăn
hơn nữa. Người bạn luôn chia xẻ và cảm thông với nỗi đau của em là em Nguyễn
Đình Nguyên học sinh của lớp. Em đã tình nguyện cõng bạn suốt cả hơn hai tháng
nay. Từ phòng học của lớp (khu A) lên phòng máy ( khu B) tầng hai để học các
tiết học bằng CNTT. Ẩn chứa sau hành động ấy là cả một tấm lòng, một tình bạn
đẹp. Em Nguyên không chỉ là người bạn tốt, biết giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn
mà em còn là học sinh giỏi và rất nhiệt tình trong các phong trào thi đua của
lớp, nhất là các phong trào thể thao. Em là học sinh luôn luôn dẫn đầu khối.
Chính vì tấm lòng tương thân tương ái của
em đã gây cảm động không biết bao bạn bè và thầy cô. Em thật sự là học sinh
đáng khen tuy còn tuổi nhưng biết “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.BTTH(Tổ NV)
Kính thưa quý thầy cô và các em học sinh thân mến!
Trong không khí chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam-20/11, trường ta đã tổ chức nhiều hoạt động như thi sáng tác, thi đua
tuần học tốt, tiết học tốt, dành hoa điểm mười đang tặng thầy cô...để gởi tấm lòng tri ân các thầy cô giáo, người
luôn kề vai sát cánh, nâng đỡ các em trên con đường học tập.
Kính thưa quý thầy cô!
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết thầy
giáo Chu Văn An-người thầy đạo cao đức trọng
của dân tộc ta. Thầy giáo Chu Văn An trở lại ngôi trường tranh tre Huỳnh Cung
được xây dựng ít năm sau khi thầy Chu bước vào
nghề dạy học. Từ ngôi trường mộc mạc này của ông không biết có bao nhiêu người
đã chắp cánh bay xa với tấm lòng hồ hởi, với chí nguyện rạng rỡ cái tâm hiếu
thảo và cống hiến. Thầy không nhớ hết tên trò khi trò đã vào đời, nhưng rất
nhiều trò ham học và chí hướng, không nói những người có danh vị xã hội, mà
ngay trong những người chỉ sống trong cuộc đạm bạc nhưng vẫn giữ gìn đức hạnh,
tất cả đều nhớ công ơn thầy đã mở mang trí óc, đêm lại nhiều kiến thức sâu
rộng, uyên thâm cho họ. Bản thân họ khi tuổi đời cao, khi kinh nghiệm sống
phong phú, đều không quên thầy giáo cũ và những bài học dường như từng lớp trầm
tích, kết khéo, dày thêm như là thứ mỏ quí vô giá.
Đến với cuốn “Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất
Chu Văn An”, quý bạn đọc sẽ bắt gặp được nhiều chuyên mục hay và hiểu thêm hơn
về thầy mà tác giả Đinh Mạnh Thoại đã giới thiệu. Từ thưở “Thiếu thời - quá khứ còn mờ ảo” ở ngay những trang đầu tiên, tác
giả đã cho người đọc hiểu sâu hơn về cuộc đời thầy Chu Văn An lúc thiếu thời nhiều gian truân vất vả, “chàng hiểu rằng, sáng tinh mơ mẹ đi chợ, cái
thúng úp trên vai, trong thúng lục cục chỉ có các đấu mang theo. Có gì đấu,
những ngày nông nhàn, mẹ chạy chợ kiếm
thêm. Vốn liếng chẳng có, nhưng nhờ xốc nổi tháo vát, phiên chợ nào cũng vậy,
bà đến chỗ người ta lấy thóc nhà ra xây, giã thành gạo bán để mua chịu”.
Sách còn gửi đến bạn đọc gần xa những điều chúng ta chưa biết đến về “Nỗi khổ còn gánh chịu của Chu
Văn An ở triều đình”(trang 66). Hay “Thất trảm sớ và những lời bàn ở thế kỉ
sau” ở trang 76, tác giả có đoạn viết: “Và,
“tờ thất trảm sớ” của kẻ sĩ, của nhà giáo Chu
Văn An, tờ sớ thất truyền từ đời Dụ Tông, vẫn còn những giả thuyết lý giải thất
truyền ấy. Hoặc là Dụ tông không nghe lời khuyên của Chu Văn An, nhưng trong
lòng vẫn kính nể thầy học, tính tình nghiêm nghgij luôn tôn đạo làm thầy. Lời
nói lẫm kiệt kẻ địch phải sợ. bởi vậy, Dụ Tông hủy tờ sớ để tránh cho Chu Văn An sự trả thù của bọn gian thần có tên trong tờ
sớ.” Ở cuối sách, ông cũng đã cho người đọc thêm phần tôn kính thầy hơn của
những thế hệ sau qua mục “Chu Văn An mất - mãi mãi ở ông tồn tại sao bắc đẩu mãi
mãi ngời sáng sao khuê”.
Chính vì vậy, hôm nay thư viện giới thiệu
với các em cuốn sách “Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An” của tác giả Đinh
Mạnh Thoại được sản xuất bởi Nhà xuất bản trẻ. Mời quý thầy cô và các em tìm
đọc tại thư viện.
GIỜ GIẢI LAO-chuẩn bị tranh giải cờ tướng ngành GD 20/11/2012 _________________________________________________
Diễn đàn cha mẹ học sinh:ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ
VIỆC
QUAN TÂM GIÁO DỤC CON CÁI
Nguyễn Thị Bích Liên
Bậc phụ huynh nào cũng muốn
con mình phải là con ngoan, trò giỏi nhưng để có được điều đó thì cần phải có
phương pháp quản lý, dạy dỗ đúng cách, có nên khoán trắng việc giáo dục con cái
cho Nhà trường hay không? Quan tâm giáo dục con cái như thế nào cho có hiệu quả
thì đấy là điều đáng bàn thêm.
Trước hết xin khẳng định, cha
mẹ có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân
cách của con em mình.Ngay từ khi lọt lòng cho đến
khi các em trưởng thành, có thể tự lập, tự tham gia vào các quan hệ xã hội, có
nghề nghiệp... thì thời gian chủ yếu các em sống trong gia đình với sự dạy dỗ
của cha mẹ, ông bà.Bất luận thế nào thì nề nếp gia đình, lối sống và đạo
đức của mỗi người trong gia đình đều là môi trường giáo dục, có ảnh hưởng to
lớn tới quá trình phát triển nhân cách của con em.Khi các em đến tuổi đi học, thầy
cô có trách nhiệm giáo dục, định hướng nhân cách, trang bị những kiến thức cơ
bản về các lĩnh vực của xã hội trên cơ
sở phương pháp luận khoa học, theo trật tự, lôgic phù hợp với khả năng và trình
độ nhận thức của các em.Rõ ràng “Ngọc bất trác bất thành
khí, nhân bất học bất di tồn ”nhưng lúc này, vai trò của cha mẹ không hẳn vì
thế mà mất đi hay bị giảm sút, trái lại phải hiểu “ở nhà mẹ cũng là cô giáo”;
Cha mẹ cần xem lại bài học
của con, xem trước những nội dung thầy cô dặn về nhà làm, giúp các em ôn luyện
với những phương cách phù hợp, tuyệt đối không dùng quyền lực để bắt ép các em
phải tuân theo cách dạy và cách học do mình hướng dẫn, bởi suy cho cùng ta dạy
con lúc này chỉ bằng kinh nghiệm chứ đâu có qua trường lớp sư phạm nào, trong
khi nội dung và phương pháp giảng giải đôi khi đã khác với thời ta học rất
nhiều.
Vai trò của bố mẹ lúc này là
rèn các em học tập một cách nghiêm túc, cần
có “động tác giám sát” với những em không tự giác, tuy nhiên có nhiều
trường hợp các em học tập quá khuya, cha mẹ lại phải lựa lời nhắc nhẹ con đi
ngủ, tuyệt nhiên cũng không dùng “quyền uy” bắt các em không được học nữa, như
thế sẽ gây ra tâm lý không tốt, thậm chí phản tác dụng.
Một hiện tượng phổ biến trong
giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay là nhiều bậc cha mẹ quá mải lo làm ăn
kinh tế, tuyệt đối hóa vai trò đồng tiền, của những thứ đồ xa xỉ khác, họ đã
không hiểu là của cải thực sự mà họ cần cùng với những thứ vật chất kia phải là
sự trưởng thành của con cái, chính con cái họ mới là “của để dành”.
Cũng vì vậy mà không đoái
hoài gì đến con cái, không cần quan tâm đến “quyền cần bố mẹ” của con cái. Hoặc có gia đình lại quan tâm
theo kiểu mua sắm thật nhiều tiện nghi những mong con mình đỡ khổ hơn, có “điều
kiện” hơn cho việc học hành so với bạn bè, nhưng vì thiếu định hướng của bố mẹ,
thiếu sự quản lý của người lớn, mà vô hình trung những tiện nghi ấy lại trở
thành phương tiện để các em hư hỏng.Ví dụ như việc cho tiền con
cái mà không quản lý được chi tiêu; trang bị điện thoại, xe máy, thậm chí cả
máy tính, rồi nối mạng internet cho các em quá sớm mà xét trên thực tế chưa cần
thiết...
Sự chiều chuộng thái quá rất
dễ làm hư hỏng con trẻ, như nghiện game, thậm chí bị nghiện hút, chơi bời trác táng, gây ra
hàng loạt vụ bạo lực học đường…
Nhiều ý kiến cho rằng để các
em hư hỏng, trách nhiệm thuộc về nhà trường mà trước tiên là thầy cô chủ nhiệm.Có người “bức xúc” đi bắt
đền, thậm chí đâm đơn kiện thầy cô, nhà trường, song họ không thấy một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hư hỏng của các em là do các bậc làm
cha, làm mẹ không nhận thức đúng vai trò của mình.
Với đặc điểm tâm lý của lứa
tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách, nhạy cảm, ham hiểu biết, dễ
tiếp thu cái mới lạ nhưng mặt khác các em thiếu
sự chín chắn, chưa có khả năng tự sàng lọc những cái xấu. Hơn nữa các em đang sống
trong điều kiện xã hội mà ở đó mặt trái của nền kinh tế thị trường đang từng
ngày, từng giờ tác động đến tâm tư, tình cảm và nhân cách của các em...
Để các em tránh được những
vấp ngã nêu trên, có điều kiện phát triển toàn diện và lành mạnh, các cấp chính
quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội tại cơ sở cần làm tốt công tác vận động,
tuyên truyền cho các bậc làm cha, làm mẹ hiểu được trách nhiệm của mình đối với
con cái, luôn quan tâm giúp đờ các em sinh hoạt có nền nếp, thu xếp có thời
gian học tập và giải trí.
Cần nghiêm khắc với
những khuyết điểm của con nhưng cũng
phải biết khoan dung, độ lượng, biết khuyến khích những tiến bộ của con.Và điều quan trọng là biết
chủ động tranh thủ sự phối hợp chặt chẽ với thầy cô và nhà trường trong việc
quản lý giáo dục các em, nhất là những em có “cá tính” đặc biệt, lại sống gần
môi trường phức tạp...
Chỉ có như thế gia đình mới
có con ngoan, nhà trường mới có trò giỏi, xã hội mới có những lớp người kế tục
sự nghiệp của ông cha một cách xứng đáng.
Phụ huynh K L Lớp 8/1.
HÌNH ẢNH HỌC HÀNH THI CỬ NGÀY XƯA
________________________________________________
20/10 NGÀY THÀNH LẬP HỘI LH PHỤ NỮ VIỆT NAM
Chiều ngày
20-10-2010, trường Công đoàn THCS Lý Tự Trọng đã long trọng tổ chức Lễ kỷ
niệm 82 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-
20/10/2012)..Đến dự với lễ kỷ niệm có:Đ/c
Nguyễn Tấn Sĩ - Bí thư Chi bộ- Hiệu trưởng nhà trường 2.Đ/c Võ Tấn
Đông - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Lý Tự Trọng
. - Đ/c Trần Hồng Phó chủ tịch Công đoàn Phòng GD&ĐT Thành Phố Tam Kỳ -Đại
diện của Hội cha Mẹ học sinh trường cũng đến tham dự và chúc
mừng Cùng toàn thể các đồng chí đoàn viên trong Công đoàn.Nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và giá trị của phụ nữ đồng
thời tôn vinh phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, ôn lại lịch sử
và truyền thống phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ. Đến dự lễ kỷ niệm
thầy giáo Trần Hồng Công Đoàn phòng giáo dục thành phố và thầy giáo
Nguyễn Tấn Sĩ hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu và tặng hoa chúc mừng
nhân ngày Phụ nữ Việt Nam.Các thầy giáo trong trường cũng chia sẻ niềm vui
trong ngày hội của các chị em bằng tình cảm trân trọng qua những bài thơ,
bài hát ấm áp chân thành .Để dáp lại tình cảm đó Đại diện cho tổ nữ
công cô giáo Trần Thu Thủy cũng đã hứa tiếp sẽ tiếp tục giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện cho chị em nữ hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành và nhà trường
giao.Lễ kỷ niệm diễn ra trong không khí vui tươi phấn khởi ,sau phần lễ đến
phần hội ,cùng một số hoạt động của nữ đoàn viên công đoàn, các chị em cùng
chia sẻ những kinh nghiệm trong giảng dạy ,trong việc nuôi dạy con, xây
dựng gia đình hạnh phúc . Nét đẹp ấy một phần được thể hiện thời trang và
cuộc sống thường ngày Thi hái hoa dân chủ với nội dung tìm hiểu về vẻ đẹp người
phụ nữ Việt Nam hiện đại, kinh nghiệm nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, xây
dựng gia đình hạnh phúc …góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn đạt danh
hiệu “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Phần thi thời trang.mỗi tổ đã mang tới
cuộc thi những sắc thái riêng của từng tổ với trang phục tự chọn
lời thuyết minh cũng mang những ý nghĩa rất riêng: Tình cảm, sâu lắng và dí dỏm
Thời trang công sở trường học không quá khô cứng mà thanh lịch cho cô giáo lịch
sự và ấn tượng.trong những buổi hội họp trong những giờ ngoại khóa .Thời gian
cho mỗi tổ chỉ có 10 phút Mỗi tổ Công đoàn tham gia dự thi có hai phần
kết thúc phần thi thời trang là phần giao lưu hái hoa dân chủ.” Mỗi bông
hoa là những trao đổi, chia sẻ tâm tư, tình cảm; những kinh nghiệm trong giáo
dục con cái hay xây dựng hạnh phúc gia đình...Những lời ca, tiếng hát mộc mạc
nhưng chứa đựng tình cảm thân thương mà các thầy giáo gửi tặng đồng
nghiệp của mình đã làm cho không khí của buổi hội them phần vui tươi ấm áp. (Tin NV)
ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI TNTP HCM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG Năm học 2012-2013
GIỚI THIỆU SÁCH:
CHUYỆN KỂ BÊN MỘ BÀ
HOÀNG THỊ LOAN
Trải qua
biết bao biến cố thăng trầm với những mất mát, gian khổ hy sinh, người phụ nữ
Việt Nam vẫn luôn rạng ngời phẩm chất cao quý “công, dung, ngôn, hạnh”, là hiện
thân vẻ đẹp của đức hy sinh, cao thượng, giàu lòng vị tha. Một trong những
người mẹ đã tiêu biểu cho phẩm chất đáng quý ấy, đó là mẹ Hoàng Thị Loan –
người đã sinh thành vĩ nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hôm nay,
nhân kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20.10, để tưởng nhớ đến
người mẹ đã sinh thành Bác Hồ kính yêu của chúng ta, thư viện Trường THCS Lý Tự
Trọng xin được phép giới thiệu đến quý thầy cô giáo, các em học sinh cùng tất
cả bạn đọc cuốn sách “Chuyện kể bên mộ bà Hoàng Thị Loan” của tác giả
Bá Ngọc và Trần Minh Siêu do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2009.
Cuốn sách
chỉ vẻn vẹn 79 trang nhưng đã tái hiện cả cuộc đời cao đẹp của bà Hoàng Thị
Loan- một người phụ nữ đảm đang, một người mẹ chịu thương chịu khó, là biểu
tượng sáng ngời cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng nhân hâu,
giàu đức hy sinh.
Thưa quý
bạn đọc! Chúng tôi là những người phụ nữ may mắn được sinh ra và lớn lên trong
thời bình chưa nếm trãi hết những đắng cay, nhọc nhằn, những mưu sinh của cuộc
sống, song qua từng trang sách quý chúng tôi đã thấu hiểu, khâm phục và tự hào
về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn tần tảo, đảm đang, yêu thương chồng con
hết mực. Trong đó cuốn sách “ Chuyện kể bên mộ bà Hoàng Thị Loan” đã để lại
trong lòng người đọc những tình cảm và ấn tượng sâu sắc nhất.
Là một
độc giả thân thiện với sách nhưng cứ mỗi lần đọc lại cuốn sách này chúng tôi
không thể kiềm chế nổi day dứt, những bùi ngùi xúc động bởi những câu chuyện
đầy cảm động về tình người, tình mẫu tử thiêng thiêng nhưng cũng đầy trắc ẩn. “ Chuyện kể
bên mộ bà Hoàng Thị Loan” đã được các tác giả kể lại rất cụ thể, rất
xúc động về bà Loan thời trẻ là một cô gái xinh đẹp, nết na, thông minh, cương
nghị; là những mẩu chuyện kể về tuổi ấu thơ của bà đầy ắp những kỷ niệm về quê
hương, làng xóm, bạn bè; kể về đôi trai tài gái sắc của bà đã vượt qua lễ giáo
thời phong kiến để kết nghĩa nên duyên. Và thật cảm động hơn khi cuốn sách đã
kể lại cuộc hành trình mang nặng, đi bộ vượt trên 400km vào Huế, lao động vất
vả nơi kinh thành để giúp chồng Nguyễn Sinh Săc và con Nguyễn Sinh Khiêm ăn
học. Bà miệt mài lao động dệt vải nuôi sống cả gia đình mong đến ngày chồng con
thành đạt. Nhưng ước nguyện chưa thành thì nỗi đau ập đến khi người chồng và
đứa con trai đang học ở xa: “ Bà Loan
sinh thêm người con thứ tư. Sinh con trong gia cảnh vô cùng thiếu túng, bà lâm
bệnh nặng. Tuy bà con xung quanh giúp đỡ, nhưng chỉ được phần nào cơm cháo. Sữa
không đủ cho con mới sinh phải đi bú nhờ...Cậu Cung mới lên mười tuổi, lứa tuổi
đáng được người lớn chăm ẵm, cơm nước, dạy dỗ. Nhưng mọi việc lớn nhỏ trong gia
đình cậu phải gồng mình lo toan... Một tay dỗ dành em khóc gào đòi sữa, một tay
bón cháo cho mẹ...”. Trong cảnh neo đơn bà đã cố vét sức chịu đựng cho
chồng con yên tâm học tập nhưng căn bệnh hiểm nghèo đã trút lấy hơi thở cuối
cùng của bà trong lúc người thân ở xa. Một mình bé Cung tuổi mới lên mười vừa
chịu tang mẹ vừa xin sữa nuôi em. Thật tiếc thương cho số phận ra đi của
bà khi tuổi đời chỉ vừa tròn 33 tuổi! Trong
niềm tiếc thương vô hạn, Nhà thơ Thanh Tịnh đã khắc họa giờ phút lâm chung của
bà thật cảm động:
“...Trưa về mới đến trước sân
Nghe em khóc thét, cậu băng chạy vào.
Bò trên ngực mẹ em gào
Miệng day vú mẹ sữa nào còn đâu,
Im lìm mẹ mất từ lâu
Vào hồi gióng giả trống lầu điểm trưa...”
Bà đã về với cõi vĩnh hằng khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại
đứa con mới chào đời cho cậu bé Cung vừa mới lên mười.
Đọc
cuốn sách “ Chuyện kể bên mộ bà Hoàng Thị Loan” ta không những tiếc thương
cho cuộc đời đầy cảm động của bà mà qua đó ta càng thấu hiểu về tuổi thơ không
trọn vẹn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kính yêu Bác nhiều hơn. Qua cuốn sách,
chúng ta còn thêm về quê hương Nam
Đàn- một mảnh đất “địa linh, nhân kiệt” của quê hương xứ Nghệ, và được biết
thêm chi tiết về mộ bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh- một di tích lịch sử
văn hóa quý giá! Đặc biệt, qua từng trang sách quý này, ta thấu hiểu tình mẫu
tử thiêng liêng mà bà đã truyền vào tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung để góp phần làm
nên nền tảng văn hóa, một nhân cách vĩ đại- nhân cách Hồ Chí Minh.
Nhân
dịp kỷ niệm 82 năm ngày TL Hội Liên hiệp nữ Việt Nam, đọc cuốn sách “Chuyện kể
bên mộ bà Hoàng Thị Loan” như một nén hương lòng để tỏ lòng thành kính,
tri ân về người mẹ Việt Nam nhân hậu- người mẹ vĩ đại của Bác Hồ kính yêu!
Trân
trọng kính giới thiệu cùng bạn đọc!
Biên soạn và giới
thiệu
Trịnh Thị Thủy
HOẠT ĐỘNG TDTT CHÀO MỪNG 20.10.2012
2 Đội nữ Xã hội và tự nhiên tranh cúp vô địch nữ 20.10.2012
Sinh hoạt CLB văn học chủ đề
"Chúng em tập làm thơ"
Chiều 11/10/2012, tổ ngữ văn
đã tổ chức sinh hoạt CLB văn học chủ đề "Chúng em tập làm thơ", với
sự tham gia của BGH, toàn tổ ngữ văn, học sinh khối 6,7,8.9 và các đội tuyển
học sinh giỏi văn của trường.
Trong buổi sinh hoạt này, các
em được nghe các cô giáo và các bạn trình bày các bài thơ trong chương trình
ngữ văn 9 đã được phổ nhạc. Sau đó các em còn được nghe giới thiệu về các thể
thơ có học trong chương trình ngữ văn giúp các em có được hiểu thêm về các thể
thơ nămchữ, lục bát, tám chữ để có thể sáng tác những bài thơ chỉnh hơn về vần
luật.
Đặc biệt trong buổi sinh hoạt
này, các bạn học sinh được giao lưu với nhà giáo nhà thơ Nguyễn Tấn Sĩ nghe
thầy kể chuyện thơ, chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác rất thú vị và bổ ích.
Hưởng ứng cuộc thi sáng tác
do nhà trường phát động một tuần trước đây nhiều bạn đã có những sáng tác dự
thi. cũng trong buổi sinh hoạt này, ban tổ chức đã nhận được 25 bài thơ dự thi
của các bạn.
Buổi sinh hoạt diễn ra rất
sinh động đã thu hút được nhiều bạn học sinh tham gia. (TIN TỔ NGỮ VĂN)
THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐẠT NHẤT TOÀN ĐOÀN DANH SÁCH HSG LỚP 9 VÀO VÒNG 2 VINH DANH HỌC SINH GIỎI Bắt đầu từ năm học 2012-2013 nhà trường sẽ vinh danh học sinh giỏi các cấp trên BẢNG VINH DANH, trên chuyên mục"Vinh Danh Học Sinh Giỏi"
VINH DANH HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012
GIẢI CẤP QUỐC GIA:
Nguyễn Thị CaoThiên Lớp 9/1 giải Nhì giải toán bằng máy tính casio cấp quốc gia, giải ba môn toán cấp tỉnh, nhất violympic toán cấp TP, nhì toán cấp TP, nhì môn lý cấp TP
GIẢI CẤP TỈNH:
GIÁI NHẤT
1 Trần Lê Thủy Tiên 9/2 Nhất cá nhân (Khối THCS), cấp tỉnh, môn Tin học,Nhất môn tin 9 cấp tỉnh
2 Phạm Thị Mỹ Hảo 9/4 Nhất môn vật lý 9 cấp tỉnh
GIẢI NHÌ:
1 Đoàn Nguyễn Thành Lương 8/2 Nhì phần mềm sáng tạo, KK tin học trẻ không chuyên
Tiến tới hội nghị NHÀ GIÁO-LAO ĐỘNG NĂM HỌC 2012-2013,
chiều ngày 15 tháng 9 năm 2012 6 tổ chuyên
môn và công đoàn trường THCS Lý Tự Trọng với hơn 70 CB GV đã tổ chức hội
nghị tổ nhằm bàn biện pháp, đề ra chỉ tiêu thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm của
bậc học THCS .Ban giám hiệu và BCH Công đoàn nhà trường đã phân công về dự với
các tổ.Nhiều ý kiến đánh giá kết quả cũng như những giải pháp hữu ích đã
được các thầy cô sôi nổi đề xuất và thảo
luận trong việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học tiếp tục duy trì trường
chất lượng cao của thành phố .Đặc biệt các ý kiến về việc xây dựng trường đạt
chuẩn Quốc gia giai đoạn 2, Kiểm định CLGD, ứng dụng công nghệ thông tin, việc
dạy thêm học thêm, những yêu cầu đổi mới quản lí, nội dung và phương pháp dạy
học, kiểm tra đánh giá ...đã được sôi nổi thảo luận với nhiều bài học kinh
nghiệm và sáng kiến tốt, mang lại niềm tin và khí thế trong Hội nghị Nhà
giáo-Lao động trường sắp đến.Dịp này nhiều tổ và lớp đã lập webblog riêng để
chào mừng hội nghị và đảm bảo yêu cầu phát triễn ƯD CNTT, đào sâu chuyên môn
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.Các tổ CM và Công đoàn cũng đã thông qua các qui
chế dân chủ, chi tiêu nội bộ, qui định cơ quan do công đoàn và nhà trường vừa
mới xây dựng để góp ý, hoàn thiện.
Sáng ngày 5 tháng 9 /2012 thầy và trò trường THCS Lý Tự Trọng đã tưng bừng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2012-2013.Cô Trần Thị kim Thanh PCT UBMT TQ VN TP Tam Kỳ, lãnh đạo và ban ngành đoàn thể của phường An Xuân, Phước Hòa cùng gần 100 cha mẹ học sinh đã về dự và chia vui.Sau nghi thức đón học sinh lớp Sáu vào trường lễ chào cờ và phút truyền thống đã làm lắng đọng hơn 1200 học sinh và thầy cô giáo.Các em đã nghe diễn văn khai trường và hồi trống khai trường rộn rã, nghe lời phát biểu và dặn dò của các lãnh đạo địa phương.Những tiết mục văn nghệ của thầy cô và các em đã làm sống động tháng năm học trò, khơi dậy lòng yêu tổ quốc và chủ quyền đất nước.Trong dịp nầy nhà trường đã trao tặng GIẤY TRI ÂN cho những nhà hảo tâm đã góp sức chia sẻ cho các trò ngoan hiếu học, hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập.Phần hội của ngày khai giảng càng rộn ràng hơn với cuộc thi em vẽ ngày khai trường và nội dung dự thi của các lớp về chủ quyền biển đảo, về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...Ngày khai giảng cùng với tiết trời sang thu đã để lại trong lòng mọi người niềm vui và sự tin tưởng tràn đầy về năm học mới.
TRI ÂN NHỮNG NHÀ HẢO TÂM
Trong dịp khai giảng năm học mới nhà trường đã trao trực tiếp giấy tri ân đến những người bạn đã chung tay "Tiếp sức đến trường" những năm qua.Có nhiều người bạn ở xa không thể chuyển được tận tay qua trang web này xin gởi đến như một cảm ơn chân thành và trân trọng nhất.
Nhóm thân hữu ĐHSP TP HCM BS Đoàn Ngọc Trí Tín TP HCM
(GD&TĐ) - Hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2012) và Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2013; sáng nay (12/9), Báo Giáo dục & Thời đại phối hợp cùng Nhãn hàng Bảo Xuân - Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân tổ chức phát động cuộc thi viết về chủ đề "CÔ GIÁO CỦA TÔI".
Cung cấp thông tin về Biển Đông cho học sinh
- Đó là chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ GD-ĐT và Đoàn TNCS HCM năm học 2012-2013.
Bản ghi nhớ giữa hai bên nêu rõ, trong năm học 2012-2013 cần “Cung cấp thông tin định kỳ, có trọng tâm cho học sinh, sinh viên về tình hình an ninh quốc phòng, Biển Đông, Luật pháp Quốc tế và các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của quốc gia đối với vùng biển, lãnh hải, các đảo, các quần đảo, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế”.
Lớp 8/7 trong buổi tìm hiểu chủ quyền biển đảo ngày 10/9/2012
Giờ truy bài đầu năm học mới ( ảnh Capuchino Love)
“Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
BÁC HỒ nói:
" KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO "
Anh LÝ TỰ TRỌNG nói:
"Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác.