photo 23912_10151132988682725_816652924_n-4.jpg

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

VỊ THÁNH TRÊN BỤC GIẢNG

(Mời các em học sinh dịch truyện ngụ ngôn nầy sang tiếng Anh, bài dịch chuẩn nhất sẽ đưa lên weblog và có quà tặng đến các em, thời hạn kết thúc vào thứ sáu 25/2/2011-Gởi Cô Kim Nhật)

TỔ NGỮ VĂN 2011-2012





Hoạt động NGLL :Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và khẳng định chủ quyền biển đảo VIỆT NAM
Học sinh THCS Lý Tự Trọng tiếp tục tuần lễ học tập và làm theo TG Đ.Đ HCM với những phân tích gắn với thực tiễn về 5 điều Bác dạy và gắn với cuộc đời cách mạng của chủ tịch HCM.Khối 6 và 7 với những chuẩn bị công phu đã làm cho toàn trường hiểu sâu sắc hơn về những tâm huyết của Bác để lại qua 5 diều răn dạy.Cùng lúc khối 8 và 9 giới thiệu Công ước Quốc tế về luật biển, những âm mưu và vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc đối với lãnh hải Việt Nam.Các em đã bày tỏ lòng yêu hòa bình, quyết tâm học tập để sẵn sàng bảo vệ và xây dựng tổ quốc
Lớp 9/1, 9/3 đang vạch trần âm mưu "đường lưỡi bò" và việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam
KHỐI * và 6 ĐANG NGHE NÓI VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ LUẬT BIỂN
Lớp 7/1-7/3 Phân tích 5 điều Bác Hồ dạy gắn với tấm gương của Bác

Trẻ em mù tịt về Trường Sa, Hoàng Sa là cái tội của người lớn

Thứ tư 05/09/2012 10:16
GS. Phan Huy Lê: "Tôi kiến nghị với Bộ GD&ĐT phải bổ sung ngay lập tức, càng sớm càng tốt đưa những kiến thức về biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa chứ không thể chậm trễ hơn được nữa. Nếu chậm trễ, để cho các em lớn lên mù tịt về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tội của chúng ta, là cái tội của người lớn và của nền giáo dục đối với thế hệ trẻ".
Tin: ĐẠI HỘI CHI BỘ NHIỆM KỲ 2012-2015

Ngày 16 tháng 8 năm 2012 chi bộ trường THCS Lý Tự Trọng đã tiến hành đại hội nhiệm kỳ 2012-2015.Đại hội được vinh dự đón các đ/c Phan Tấn Hùng (TV ĐU P.An Xuân-CT MTTQ), đ/c Phan văn Thịnh (Đ.UV -Phó CT UBND P.An Xuân) về dự và chỉ đạo, đại diện các đoàn thể, tổ chức, các tổ trưởng chuyên môn cũng về tham dự.
Đại hội đã nghe báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường nhiệm kỳ 2010-2012 và báo cáo phương hướng nhiệm kỳ 2012-2015.Nhiều ý kiến quí báu, sâu sắc đã được các đại biểu và đảng viên tham gia.Mục tiêu xây dưng trường chất lượng cao, đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm, đạt yêu cầu kiểm định CLCSGD, đặc biệt việc xây dựng chi bộ TSVM...đã được tập trung định hướng.Đại hội đã bầu ra chi ủy nhiệm kỳ 2012-2015 gồm các đ/c Nguyễn Tấn Sĩ, Trần văn Thanh, Trần thi thu Thủy, Nguyễn thị Hà Đông.
           
Đại hội làm việc
                         
    Chi ủy nhiệm kì 2012-2015
           CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ 2012-2015
           
 Đại biểu công đoàn ngành phát biểu
          
BCH Công đoàn nhiệm kỳ 2012-2015 ra mắt
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2012-2013
1. Tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. Chỉ đạo điểm mô hình trường trung học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.
2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành gắn với việc đổi mới giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục, tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục trung học.
3. Đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các trường trung học về thực hiện kế hoạch giáo dục; nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở giáo dục trường trung học, đặc biệt là nâng cao vai trò của các sở GDĐT, phòng GDĐT, trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trong việc thực hiện kỷ cương, nền nếp quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá, thi.
4. Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học; chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm đánh giá; quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán; chú trọng tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ bộ môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện quản lý học sinh.
5. Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục THCS và triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.
___________________________________________________
DẠY HỌC  dựa trên giải quyết vấn đề
****************
Photobucket
"
Tin:TUẦN LỄ SINH HOẠT TẬP THỂ: 
CHÚNG EM HÁT-NÓI-VẼ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
Từ ngày 20 tháng 8 năm 2012 hưởng ứng tuần lễ sinh hoạt tập chể chào đón năm học mới, trường THCS Lý TựTrọng sẽ liên tục tổ chức cho các chi đội tổ chức hội thi Nói -Hát-Vẽ về chủ quyền biển đảo thiêng liêng Hoàng Sa, Trường Sa để thể hiện lòng yêu quê hương, quyết tâm học tập  xây dựng và bảo vệ tổ quốc bên cạnh phong trào "Tấm Lưới nghĩa tình" đang được các thầy cô thực hiện
Hát về chiến sĩ đảo xa
Nói về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa
Hướng lòng về Biển Đông
BLOG CỦA LỚP BẢY/3
NHỮNG BLOG MỚI ĐẦU NĂM HỌC MỚI
Nhà trường hoan nghinh và xin giới thiệu  Blog mới của các lớp ra mắt trong ngày tựu trường


và thêm nữa.........
        BLOG CỦA LỚP 9/2      * BLOG CỦA LỚP 7/1
BLOG CỦA LỚP 7/7      
Giờ Quốc Sử

Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu,
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,
Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe,
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử.

Thầy tôi bảo: Các em nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang
Bao anh hùng thuở trước của giang san,
Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.

Các em phải đêm ngày chăm chỉ học
Để sau này nối được chí tiền nhân.
Ta chắc rằng, sau một cuộc xoay vần,
Dân tộc Việt sẽ là dân hùng liệt.

Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,
Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam
Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm
Đầy chiến thắng, đầy vinh quang, máu thắm.

HUY CẬN
Tựu Trường
 Giờ náo nức của một thời trẻ dại !
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương !
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường
Rương nhỏ nhỏ với linh hồn bằng ngọc.
Sắp hạnh phúc như chương trình lớp học
Buổi chiều đầu họ tìm bạn kết duyên;
Trong sân trường tưởng dạo giữa Ðào Viên;
Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ.
Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ
Tim run run trăm tình cảm rụt rè;
Tuổi mười lăm gấp sách lại, đứng nghe
Lòng mới nở giữa tay đời ấm áp.
Tựu trường đó, lòng tôi chưa bắt gặp
Nỗi xôn xao thầm lặng ở trong rương
Của chàng trai mười lăm tuổi vào trường
Mắt tin cậy và tóc vừa dưỡng rẽ.
Người bạn nhỏ ! Cho lòng tôi theo ghé !
Không nỗi gì có thể vuốt ve hơn
Ðêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn
Trẻ mới đánh và lòng trai thơm ngát

ĐỌC SÁCH VỀ BIỂN ĐÔNG

Sách về Biển Đông ra mắt

"Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông" - cuốn sách chuyên khảo vừa ra mắt giúp khái quát toàn bộ thực trạng, các vấn đề lịch sử và những giải pháp xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông.
> 'Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa' / Trung Quốc đang chơi 'ván bài lật ngửa'

Tiếp nối tác phẩm Kỷ yếu Hoàng Sa, NXB Thông tin và Truyền thông phát hành cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông. Cuốn sách là thành quả lao động tâm huyết, trách nhiệm của những chuyên gia có thâm niên trong lĩnh vực pháp luật, lịch sử, địa lý, chính trị... do Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ - làm chủ biên

Vào năm học mới, chuẩn bị thôi!
Tiin.vn - Đó chính là những công việc bạn nên làm để có được tinh thần tốt nhất khi còn chưa đầy 2 tuần nữa là đã bước vào năm học mới.
Chuẩn bị sách vở mới
Thật thích thú khi sách vở lúc nào cũng được bao bọc thật đẹp và cẩn thận đúng không nào? Chính vì vậy, đó cũng là công việc đầu tiên bạn nên làm trước khi bắt đầu năm học mới. Việc này sẽ làm bạn mất khoảng 2 ngày để thực hiện, nếu thực hiện công phu hơn có thể là 3-4 ngày. Hiện nay, việc bao bìa bằng giấy hoa đang là xu hướng của teen. Mỗi một môn học bạn sẽ dùng một loại hoa khác nhau, như vậy vừa đẹp lại vừa phân biệt rất dễ dàng đấy!
 Sách vở sạch đẹp cũng là một động lực giúp bạn học tốt hơn Bí kíp nè: Đối với sách giáo khoa mới, bạn nên bao bìa bóng thay vì giấy hoa vì sách sẽ trông sáng hơn và dễ nhận biết. Còn đối với sách cũ của chị/ anh trai để lại, bạn nên bao lớp giấy hoa bên trong giấy bóng. Bạn cũng có thể dùng giấy trắng bọc bên trong, sách cũ sẽ trở nên sáng và mới tinh. Chọn mua giấy hoa dày và luôn bao bìa bóng để tập của bạn sạch, tránh bị ướt và rách.
Cùng bạn bè đi mua sắm
Có nhiều thứ linh tinh bạn sẽ phải mua cho năm học mới như: thước, bút mực, bút chì, hộp bút, cặp… Thay vì đi cùng gia đình, hãy rủ bạn bè để có thể mua được những dụng cụ học tập kute nhất. Đây cũng là khoảng thời gian để hai bạn kể cho nhau nghe về những kỉ niệm của năm học cũ, về thầy cô lâu ngày không gặp và những trò đùa "khó đỡ" với các bạn khác. Những kỉ niệm đẹp sẽ thôi thúc bạn đến trường và năm học mới sẽ không còn là điều lo ngại nữa.
Rủ bạn bè cùng đi mua sắm những dụng cụ học tập siêu cute nhé! (Ảnh minh họa)
Bí kíp nè: Bạn không nên mua một thứ với số lượng quá nhiều, ví dụ như: bút, chỉ nên mua khoảng 5 cây trở xuống, vì trong thời gian học bạn sẽ dễ làm thất lạc, bút cũng dễ tắc và khô mực nếu để lâu. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát túi tiền nếu không sẽ bị mê hoặc đến cháy túi vì những thứ đáng yêu tại các cửa hàng bưu phẩm.
Lên kế hoạch, mục tiêu cho cả năm
Xem sổ học bạ năm trước và coi thử mình còn yếu kém môn nào, điều đó khiến teen có tinh thần hơn để cố gắng trong năm học mới. Đồng thời bạn cũng nên lập kế hoạch học tập, thời gian biểu và mục tiêu chi tiết cho hai học kì sắp đến, nhìn nhận lại những yếu điểm của bản thân để cố gắng cải thiện. Một kế hoạch chi tiết sẽ là động lực thúc đẩy bạn đến trường và sẵn sàng "chiến đấu" với các môn học. 
Đề ra những mục tiêu cần thực hiện cho năm học mới (Ảnh minh họa)
Bí kíp nè: Dành thời gian để kẻ khung và đưa ra kế hoạch, mục tiêu trong từng tuần, những yêu cầu đặt ra cho bản thân. Không nên đưa ra mục tiêu quá cao vì bạn sẽ dễ bỏ rơi nó và lười biếng không thực hiện.
Ngọc Duyên

Cậu học trò nghèo và máy cảm ứng chống điện giật
Cậu học trò nghèo và máy cảm ứng chống điện giật
(Dân trí) - Hoàng Anh Tùng sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề sửa chữa điện tử. Trong những lần phụ giúp bố, không ít lần em chết hụt vì bị điện giật. Chính điều đó đã thúc đẩy cậu học trò nghèo chế tạo thành công 

máy cảm ứng chống điện giật.
Xem tiếp








Hai chàng trai Vàng Olympic Vật lý quốc tế
Từ chối xuống thủ đô học trường chuyên, Long quyết định học ở Sơn La để gần gia đình và chứng minh "không phải cứ ở quê thì môi trường học không bằng Hà Nội". Và tấm huy chương Vàng năm lớp 11 đã chứng minh điều đó.
Việt Nam xếp thứ tư cuộc thi Olympic Vật lý châu Á / Cậu học trò miền núi giành huy chương Vàng quốc tế




Chùm ảnh: Tuyệt đẹp nét chữ của học sinh Tiểu học


(GDVN) - Người xưa đã từng đúc rút khái quát về mối liên hệ giữa nét chữ với tính cách, tâm hồn con người qua câu: “Nét chữ nết người”. Luyện viết chữ, thường xuyên trau dồi nét chữ còn là một công việc góp phần rèn luyện đức tính kiên trì và mài giũa tâm hồn của học sinh.
__________________________

HỌ CỐ TÌNH SUY DIỄN DÙ SỰ THẬT CHỈ CÓ MỘT
Thông tin về việc mới đây, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn vừa thu giữ một số bản đồ Việt Nam do Trung Quốc xuất bản, có đoạn phân định quốc giới sai sự thật được bày bán công khai tại khách sạn Kim Lệ Hoa (xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) đã khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi về sự xuất hiện của những tấm bản đồ như thế?


Người ta thường nói: “Mất tiền bạc là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả”. Trung Quốc dường như đang tự mình đánh mất tất cả chỉ vì tham vọng độc chiếm Biển Đông.



Lời nói không đi đôi với hành động

__________________________________
MỘT BẰNG CHỨNG
Đây là bản đồ do nhà Thanh (TQ) phát hành năm 1904 sau 200 năm đo đạc.Không có tên Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc.Chỉ có đảo Hải Nam là ranh giới cuối cùng của nước Trung Hoa
(Mời xem bài viết)

VIDEO: Bản đồ Trung Quốc xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
_____________________________________________________________
Tăng cường bài giảng về Hoàng Sa, Trường Sa
TP - Mở rộng giáo dục chính khóa và tuyên truyền ngoại khóa về tiềm năng biển, đảo và nhiệm vụ của các thế hệ công dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc.
Bộ GD&ĐT chỉ đạo, trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng- an ninh (GDQP-AN) năm học 2010 -2013, do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký ngày 26-7.
Các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường cập nhật kiến thức biển, đảo trong tài liệu tập huấn “Biển, đại dương và chủ quyền biển, đảo Việt Nam” vào bài giảng “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” trong chương trình lớp 11...

*
Thạc sĩ sử học Trần Văn Quyến, Đại học Phú Xuân (Huế) chuyên nghiên cứu về biển Đông vừa gửi VnExpress bài viết khẳng định, sử liệu của Trung Quốc thế kỷ 17 đã minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa.
VnExpress giới thiệu bài viết của thạc sĩ Trần Văn Quyến:
"Hòa thượng Thích Đại Sán (1633-1702) là người tỉnh Triết Giang, đời nhà Thanh (Trung Quốc). Sách Đại Nam liệt truyện nhà Nguyễn cho biết Thích Đại Sán là người "học rộng, tao nhã uyên bác. Thông thiên văn tinh tượng, luật lịch, bói toán, địa lý, xem số, viết chữ triện lệ, vẽ tranh truyền thần cái gì cũng biết. Lại giỏi làm thơ".
Cảm mến về tài năng và đức độ của nhà sư, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã mời hòa thượng sang để hoằng pháp ở Đàng Trong. Nhà sư đến phủ Chúa ngày 13/3/1695 và về nước vào trung tuần tháng 6/1696. Trong thời gian hơn một năm ở Đại Việt ông đã thường xuyên trao đổi với Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu cũng như các nhân vật quan trọng trong phủ Chúa, bàn luận về các vấn đề lớn của xã hội Đàng Trong.
Hòa thượng Thích Đại Sán đã ghi chép hoạt động của mình, những điều tai nghe mắt thấy trong những ngày ở Thuận Hóa vào một cuốn sách lấy tên là Hải ngoại kỷ sự. Sách ghi chép từ tháng 8 năm Giáp Tuất niên hiệu Khang Hy thứ 33 (1694), lúc nhà sư Thích Đại Sán tiếp kiến Sứ giả Đại Việt tại Quảng Đông cho đến khoảng tháng 11 năm Ất Hợi niên hiệu Khang Hy thứ thứ 34 (1695).
Bìa của cuốn sách Hải ngoại kỷ sự trong Tứ khố toàn thư (Trung Quốc). Ảnh: T.V.Q
Bìa của cuốn sách Hải ngoại kỷ sự trong Tứ khố toàn thư (Trung Quốc). Ảnh: T.V.Q
Nội dung của cuốn sách đề cập đến phong thổ, nhân vật và tập tục, việc nhà sư được người dân Quảng Nam đón tiếp nồng nhiệt, nội dung các buổi trò chuyện, thư từ trao đổi, việc trụ trì các ngày lễ Phật Giáo ở Đàng Trong. Ngoài ra còn có những ghi chép về sinh hoạt của Hoa Kiều và 110 bài thơ tức cảnh của nhà sư.
Trong bài khảo cứu về sư Đại Sán và Hải ngoại kỷ sự, giáo sư Trần Kinh Hòa đã khẳng định so với các sách du ký khác cùng thời của người Trung Quốc viết về Đại Việt như An Nam cung dịch ký sự, An Nam tạp ký… thì Hải ngoại kỷ sự nội dung phong phú và các sử liệu đáng tin cậy hơn rất nhiều. Điều đó cho chúng ta thấy tính chân xác và giá trị về những ghi chép của hòa thượng Thích Đại Sán.
Trong quyển 3 phần văn thư viết cho Học sĩ Hào Đức Hầu, có đoạn ghi về sự nguy hiểm của vùng biển Hoàng Sa đối với tàu thuyền qua lại và việc kiểm soát khu vực này của các chúa Nguyễn. Những điều này chính hòa thượng Thích Đại Sán đã trải nghiệm một phần trong lúc đi sang Đại Việt và được kiểm chứng bởi những người "khách" thường xuyên đi lại trên biển nói cho ông. Nội dung đoạn văn đó như sau:
"Khách có người bảo…giữa biển có dải cát đá nằm ngang, chạy dài từ Đông Bắc qua Tây Nam; cao như vách tường đứng trên biển, chỗ thấp cũng ngang mặt nước; mặt cát khô rắn như sắt, rủi thuyền chạm phải ắt tan tành; bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là "vạn lý trường sa" mù mịt chẳng thấy cỏ cây nhà cửa, nếu thuyền bị trái gió trái nước tất vào, dầu không tan xác, cũng không có gạo, nước trở thành ma đói. Khoảng cách đến Đại Việt là bảy canh đường, bảy canh khoảng 700 dặm. Thời quốc vương trước, hàng năm có sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hu tất vào. Mùa thu nước dòng cạn, chảy rút về hướng đông, bị một ngọn sóng đưa đi thuyền có thể trôi xa cả trăm dặm; sức gió chẳng mạnh, sợ có hiểm họa trường sa." (Hải ngoại kỷ sự, quyển 3, trang 24. Bản in trong Tứ khố toàn thư).
Đọc những dòng ghi chép của Thích Đại Sán chúng ta thấy tương đồng với những sử liệu đương thời của Việt Nam. Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn ghi: "Ngày trước, họ Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vĩnh sung vào. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng hai ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai dịch. Đội Hoàng Sa này được cấp phát mỗi người sáu tháng lương, đi bằng năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo. Họ tha hồ lượm lặt, tự ý bắt chim, bắt cá làm đồ ăn. Họ được những đồ hóa vật như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, khẩu súng, ngà voi, sáp ong, đồ chiên giạ, đồ sứ".
Đoạn ghi về Hoàng Sa trong Hải ngoại kỷ sự (phần đã đánh dấu). Ảnh: T.V.Q
Đoạn ghi về Hoàng Sa trong Hải ngoại kỷ sự (phần đã đánh dấu). Ảnh: T.V.Q
Trước khi Hải ngoại kỷ sự ra đời 11 năm thì trong Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư (1687) của Đỗ Bá đã cho biết: "Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm, đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc tiền tệ súng đạn".
Nam Hà tiệp lục của Lê Đản biên soạn đầu triều Nguyễn (1811) ghi: "Cửa Đại Chiêm, giữa biển có dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng. Từ cửa biển Đại Chiêm đến dải cát dái [đó] ước chừng năm sáu trăm dặm, rộng chừng ba bốn mươi dặm, đứng ở giữa biển. Mùa gió Tây Nam thì tàu bè các nước phiêu bạt vào đấy. Đến mùa gió Đông Bắc [tàu bè] từ ngoài vào cũng phiêu bạt vào đây, đều bị chết đói, của cải được tích tụ ở đây. Hằng năm đến cuối đông 18 chiếc thuyền được đưa ra đây để nhặt lấy những của cải ấy".
Vạn lý trường sa, Bãi cát vàng, Hoàng Sa chử… trong các tài liệu nêu trên đều là những cụm từ nhằm chỉ quần đảo Hoàng Sa ngày nay. Sự tương đồng về những ghi chép giữa hai nguồn sử liệu của Việt Nam và của Trung Quốc cũng như những tài liệu của phương Tây đương thời cho thấy những hiểu biết về Hoàng Sa là phổ biến đối với những người đi lại trên khu vực này.
Đồng thời đó cũng là cứ liệu lịch sử xác thực ngay từ rất sớm, ít nhất là cuối thế kỷ 17 Việt Nam đã có các hoạt động khai thác kinh tế, kiểm soát và thực thi chủ quyền đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận".






CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HCM
TUỔI TRẺ THCS LÝ TỰ TRỌNG và HÀNH TRÌNH VỀ ĐỊA ĐẠO NĂM XƯA
Cái nắng tháng 3 gay gắt của miền Trung và trảng cát trắng xóa làm không khí càng khô và nóng bức. Nhưng những gì của quá khứ để lại dường như vẫn còn lưu giữ đâu đây, về một địa đạo đầy những chiến tích lịch sử hào hùng đã làm cho hành trình thăm dò địa đạo của lớp trẻ chúng tôi trở nên hào hứng...

   VÀO SÂU TRONG LÒNG ĐỊA ĐẠO
Đình Thạch Tân, thôn Thạch Tân là một ngôi đình cổ, gắn liền với việc khai canh, khai cơ của các bậc tiền nhân. Lợi dụng là nơi thiêng liêng của làng và cây cối rậm rạp, ít người chú ý, ta dùng làm nơi hội họp, trao đổi tin tức. Dưới nền đình là căn hầm khá rộng, ăn thông với địa đạo thoát ra mương nước và lùm cây Rõi, dùng làm nơi sơ cứu  thương bệnh binh, tích trữ lương thực, thực phẩm của các xã phía nam huyện Thăng Bình và các xã vùng đông Tam Kỳ chuyển về trước khi chuyển lên cho vùng tây và bắc Tam Kỳ.
  
  LẮNG NGHE NGƯỜI DU KÍCH NĂM XƯA KỂ CHUYỆN
Ít ai biết về địa đạo Kỳ Anh như biết về địa đạo Vĩnh Mốc, địa đạo Củ Chi... Nhưng nếu biết, đều có thể thấy được ý nghĩa lịch sử lớn lao của địa đạo này. Những năm 1964, trận chiến lịch sử diễn ra ở Quảng Nam - Đà Nẵng vô cùng nóng bỏng. Ngày 5/8/1964, lực lượng cách mạng của ta tiến sâu vào giải phóng vùng Đông Tam Kỳ, tiếng súng đầu tiên giải phóng vùng đất bấy lâu bị địch chiếm giữ, trong ngày này, ta tuyên bố giải phóng và thành lập chính quyền cách mạng vùng Đông Tam Kỳ.
Nối vòng tay lớn với bạn bè THCS Lê Lợi Tam Thăng
 ...và cùng RUNG CHUÔNG VÀNG
một chuyến đi đầy thú vị
Mời xem: Bài viết của em BÙI LÊ KHÁNH HUYỀN VỀ CHUYẾN ĐI
VÀ BÀI VIẾT CỦA EM LÊ MINH LÊ, PHƯƠNG TRINH  9/4 NỮA
_________________________________________________________________
THCS LTT THAM GIA HỘI THI TIẾNG HÁT CB GVCNV TP TAM KỲ
Tiết mục Xuân Trên Đồng 
(Tiết mục này được chọn dự thi TIẾNG HÁT GIÁO VIÊN toàn tỉnh tại Đại Lộc 3/4/2012)

GIAO LƯU CHUYÊN MÔN
Tổ Hóa Sinh 2 trường:  THCS Lý Tự Trọng – THCS Lý Thường Kiệt
Để thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường , việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong các biện pháp hiệu quả. Trong tuần qua được sự tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, tổ Hóa Sinh trường THCS Lý Tự Trọng đã thực hiện sinh hoạt không chỉ trong phạm vi tổ mà mở rộng hơn ra ngoài nhà trường - Giao lưu chuyên môn với đơn vị kết nghĩa: Tổ Hóa Sinh trường THCS Lý Thường Kiệt.
Nội dung sinh hoạt xoay quanh vấn đề “Vận dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn Sinh học”. 
Qua phần báo cáo chuyên đề (cô Thu Phong ) một cách chi tiết với phần minh họa các BĐTD tiêu biểu mà tổ đã thử nghiệm trong thời gian qua và tiết dạy minh họa sinh động (bài Cơ quan phân tích thính giác do cô Hải Lý thực hiện), bài học được ghi chép bằng BĐTD với nhiều màu sắc hấp dẫn, hình ảnh sinh động giúp HS mở rộng, đào sâu kiến thức, HS cũng tự thiết lập BĐTD của bài học,.. giúp các em hứng thú hơn rất nhiều trong tiết học.
 Qua báo cáo và dự giờ đã phần nào giúp các thầy cô giáo 2 tổ giải quyết được các vấn đề đang quan tâm:
- Bản đồ tư duy là gì.- Vận dụng BĐTD như thế nào .
- Những dạng bài nào sử dụng được  BĐTD để giàng dạy- Cách thiết lập BĐTD , v.v..
Những ý kiến thắc mắc được chia xẻ một cách thân tình, cởi mở thật sự làm 2 tổ như hòa làm một, mong cho không khí đầm ấm nầy còn được giữ mãi trong những lần sinh hoạt sau.
                                                                                  Ghi chép của  Tổ Hóa Sinh
Các em học sinh 8/3 trong tiết dạy 
TIẾT DẠY CỦA GV HẢI LÝ
Giáo viên 2 đơn vị THCS Lý Thường Kiệt và THCS LTT thảo luận
Một học sinh đang thể hiện bản đồ tư duy
           Trường THCS Lý Tự Trọng đẩy mạnh hoạt động ngọai khóa trong học sinh 
*ĐÀI PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH TP TAM KỲ( tamkyrt)
Để các em học sinh không chỉ có nền tảng là kiến thức được học trên ghế nhà trường mà còn am hiểu về các lĩnh vực hội hoạ, văn hoá, văn nghệ, thể thao... từ đó phát hiện ra năng khiếu và phát triển niềm đam mê đối với những bộ môn này; các trường học trên địa bàn TP Tam Kỳ đã chú trọng hoạt động ngoại khoá ngoài giờ lên lớp cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia. Trường THCS Lý Tự Trọng là một trong những ngôi trường trên địa bàn đã thực hiện rất tốt công tác này.
“chợ quê” được tái hiện của học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng
“chợ quê” được tái hiện của học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng
          Mới đây trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh gia nhí với chủ đề “Những người phụ nữ quanh em” nhằm mục đích để các em được tự do thể hiện những cảm nhận cuộc sống xung quanh, về những người phụ nữ như bà, mẹ, chị của các em hay là cuộc sống của những phụ nữ mà các em từng biết hay vừa khám phá… một hoạt động tuy mới và đòi hỏi phải có sự giúp sức lớn về trang bị phương tiện máy móc từ phía gia đình nhưng đã được các em học sinh hưởng ứng rất tích cực, và không chỉ các em mà phụ huynh cũng rất ủng hộ hoạt động này. Để có những bức ảnh đẹp theo chủ đề, các em đã được ba mẹ cho đi dã ngoại nhiều nơi, và có rất nhiều em qua cuộc thi này các em mới đến những miền quê, biết đến cuộc sống của người nông dân lam lũ như thế nào. Hầu hết các em đều cho rằng “Tham gia hoạt động này thật bổ ích và lý thú vì các em đã có những giây phút thư giãn ngoài giờ lên lớp. Qua đó hiểu hơn về cuộc sống bên ngoài, về những việc vất vả mà các chị, các mẹ đang làm bằng nhiều nghề khác nhau”.
          Không chỉ dừng lại ở hoạt động thi làm nhiếp ảnh gia nhí, từ đầu năm học đến nay, trường THCS Lý Tự Trọng đã tổ chức rất nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp nhân các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện trọng đại của đất nước. Cụ thể như bước vào đầu năm học, nhà trường phát động cuộc thi “Em vẽ ngày khai trường”; thi vẽ, viết thư về biển đảo quê hương; thi múa lân, làm lồng đèn nhân Tết Trung thu; sinh hoạt dưới cờ nghe triển khai luật GTĐB và cam kết nội dung phòng chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội; là trường đầu tiên trên địa bàn tổ chức phát động bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành di sản thiên nhiên thế giới; tham gia hoạt động vẽ tranh về Văn Thánh Khổng Miếu; tham quan di tích quốc gia địa đạo Kỳ Anh; ngoại khoá tìm hiểu về chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc; tìm hiểu cội nguồn dân tộc thông qua hình thức hái hoa dân chủ, toạ đàm ở từng lớp; thi viết thư pháp trong vai ông đồ xưa với áo dài khăn đóng; sáng tác thơ, văn về ngày 8/3 và trình diễn “Sắc màu trang phục phụ nữ”; thi tiếng hát dân ca trong học sinh... Từ nay đến cuối năm học, lồng ghép vào hội trại 26/3 nhà trường sẽ tái hiện khung cảnh chợ quê trong đó các em học sinh sẽ tham gia vào hoạt động buôn bán; đồng thời nhà trường còn tổ chức thi tìm hiểu về các danh nhân lịch sử được đặt tên đường trên địa bàn 2 phường Phước Hoà và An Xuân. Nói rõ hơn về ý nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với việc bổ trợ thêm kiến thức cho quá trình học tập của các em học sinh, thầy Nguyễn Tấn Sĩ - Hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng cho biết “Hoạt động ngoại khoá đã có rất nhiều tác động đến các em; trước hết tập cho các em tính chủ động, tính năng động và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp do đó đối với những cuộc thi khác nhau học sinh đều tham gia rất tích cực và qua đó các em đã tăng trưởng về phần ứng xử của mình, thể hiện được những kiến thức mới và kiến thức ngoài nhà trường. Nhờ vậy học sinh trường lý Tự Trong khi tham gia nhiều cuộc thi ở tỉnh, TP và cấp quốc gia đều đạt giải cao. Điều kiện nhà trường khó hơn các địa phương khác song các em đã thể hiện được cái cao nhất là nhận thức nhanh trí, hiểu biết rộng hơn sách giáo khoa của các em. Các em bắt đầu tiếp xúc với những danh lam thắng cảnh, những danh nhân lịch sử, nền văn hoá địa phương. Do đó  những gì chúng ta tưởng như đã quên bây giờ được khơi gợi lại; nó sống trong các em. Và ngoài kiến thức ra cái lớn nhất đối với các em là tình cảm đối với địa phương, đối với gia đình, quê hương đất nước”.
          Từ những hoạt động ngoại khoá được nhà trường tổ chức thường xuyên, nhiều học sinh có năng khiếu đã được phát hiện, bồi dưỡng và là thành viên chủ chốt tham gia các hội thi cấp TP, tỉnh, khu vực và quốc gia Ở bất kỳ cuộc thi nào, học sinh của trường Lý Tự trọng luôn đạt giải cao và ở tốp đầu như nhất cuộc thi vẽ tranh về Văn Thánh khổng miếu, nhất hội thi thuyết trình văn học cấp TP, nhất thi tìm hiểu pháp luật cụm số 2; đoạt giải xuất sắc tại liên hoan đội tuyên truyền măng non truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trẻ em khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Những thành tích đạt được đã minh chứng cụ thể hơn cho những hiệu quả từ chương trình giảng dạy mà trong đó Nhà trường đã chú trọng tổ chức hoạt động ngoại khoá ngoài giờ lên lớp. Thực hiện tốt điều này cũng chính là thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang được phát động trong toàn ngành giáo dục của TP. “Vấn đề hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay đang được Bộ GD&ĐT chỉ đạo rất chặt chẽ; có nhiều dạng hình khác nhau tuỳ theo mô hình ở trường đó; địa phương nơi trường đóng chân. Đối với THCS Lý Tự Trọng là một trường lớn thì chúng tôi phấn đấu thành trường chất lượng cao nên đương nhiên tập trung vào chương trình dạy và học theo quy định của Bộ GD. Trong đó có mấy mục tiêu, cụ thể trước hết để giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh, thứ hai là để mở rộng kiến thức, thứ ba là để học sinh tiếp xúc, làm quen với xã hội chung quanh. Đây cũng chính là thực hiện theo chủ trương chung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và đặc biệt gắn liền với địa phương”  thầy Nguyễn Tấn Sĩ  -Hiệu trưởng nhà trường nói.
 Tác giả bài viết: Bích Liên
______________________________________________________

CẢM NHẬN VỀ CUỘC THI NHIẾP ẢNH (BLOG LỚP 9/3) http://vn.360plus.yahoo.com/classblog_class_93/

Đăng ngày: 18:24 28-03-201Thư mục: Tổng hợp
    Hội trại năm nay ngoài những trò chơi dân gian và tập thể thì nhà trường còn tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh vào ngày 8/3 với chủ đề “Những người phụ nữ quanh em”. 8/3 không chỉ là ngày chúng ta tôn vinh những người bà, người mẹ mà còn là ngày để chúng ta nhớ đến và tôn vinh những người phụ nữ thầm lặng trong cuộc sống này. Bức ảnh của em với tên “Ánh sáng trong đêm” chụp một cô lao công đang quét rác dưới ánh điện đường heo hút đã làm nhiều bạn lâu nay quên đi công việc này đã nhận ra được sự vất vả, cực nhọc của công việc này. Ngoài ra còn có những bức ảnh rất đặc sắc của các bạn như: “Gánh đời” của Hiền Như 6/6 đã làm chúng ta hiểu rằng mẹ đi làm nhưng trên vai mẹ đang gánh cả cuộc đời của con. Còn “Gia tài của ngoại” của Kim Ngân 8/4 đã tái hiện lại nhiều điều trong chúng ta: là với mái tóc trắng búi lên ngồi bên hàng rau với miệng nhai trầu móm mém. Ôi! Đẹp làm sao. Những bức ảnh đã được nhà trường chọn vào chung kết để thi. Các bạn sẽ chụp lại hình ảnh Ban giám hiệu đi thăm lều trại đối với 6,7 còn 8,9 thì chụp những góc đẹp nhất của chợ quê. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc. Cuộc thi nhiếp ảnh đã tạo nên không khí vui nhộn trong hội trại, giúp các bạn nhận ra những điều rất đỗi giản dị quanh mình. Em hi vọng nhà trường sẽ tổ chức nhiều cuộc thi như thế này nữa để các bạn khác có 
----------------------------------***------------------------------------
___________________________

___________________________


Tại điểm thi THCS LTT (HS lớp 4 đang thi)
Các em khối 6 đang thi
THÔNG BÁO: CUỘC THI SÁNG TẠO
THI VIẾT THƯ U.P.U QUỐC TẾ 2012

____________________________
 CUỘC THI "VIẾT THƯ PHÁP"NHÂN RẰM NGUYÊN TIÊU 

TỔ CHỨC TẠI THCS LÝ TỰ TRỌNG VÀO GIỜ CHÀO CỜ 6/2/2012

Vào ngày thứ Hai 6 tháng 2 năm 2012 trường THCS LTT TP Tam Kỳ tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 82 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt nam và vui đón nguyên tiêu.Trên 1200 học sinh và giáo viên đã được nghe ý nghĩa việc thành lập và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, ý nghĩa ngày Nguyên tiêu và Ngày thơ Việt Nam.


Đặc biệt, các em đã thể hiện một hoạt động vui xuân đầy ý nghĩa là thi viết thư pháp.Với trang phục ông đồ Việt Nam ngày xưa.29 học sinh từ các lớp đã thể hiện rất xuất sắc bức đối tết của mình trong tiếng hát mừng xuân của thầy và trò.Đây là một trong nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục XD trường học thân thiện, học sinh tích cực của nhà trường từ trước tết đén nay



KẾT QUẢ HỘI THI THƯ PHÁP
Khối
Nhất
Nhì
Ba
KK
Sáu
63
62
66
X
Bảy
72
74
75
71
Tám
82
84
85
83
Chín
93
94
97
91

“Ông đồ” học trò (bài đăng trên báo Quảng Nam ngày 8/2/2012)

Nhân kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh, trường THCS Lý Tự Trọng (Tam Kỳ) tổ chức cho học sinh thi viết thư pháp. 29 học sinh đại diện cho 29 lớp trong toàn trường đã thể hiện khả năng thư pháp của mình trong giờ chào cờ đầu tuần vừa qua (6.2).
Cũng mực tàu, nghiên bút, giấy đỏ bày trên chiếu hoa, 29 “ông đồ” học trò - trong đó có “ông” cũng mang guốc mộc, búi tóc...  đã tái hiện sinh động hình ảnh ông đồ cho chữ ngày xưa.
Vì đây là cuộc thi khá mới lạ đối với lứa tuổi học sinh nên sau khi nhà trường phát động, các em đã cấp tốc “tầm sự học đạo” qua sách hướng dẫn, internet. Chỉ tập luyện trong một thời gian ngắn nên có em còn cầm bút như kiểu viết bài hằng ngày, nhiều em chưa biết viết thế nào cho bố cục các nét chữ hài hòa, có em run tay khi ngồi thi giữa đông đảo bạn bè và các thầy cô giáo. Cuộc thi đã diễn ra trang nghiêm, trong không gian đậm sắc màu dân tộc... Nội dung thi là viết các câu đối, danh ngôn có chủ đề về Đảng, về quê hương và mùa xuân. Và do chưa phải là “ông đồ” thật nên đa số các em chọn cách viết “chân thư”. Một số bức tuy chưa được hoàn chỉnh, chưa thật sự là “thư pháp” nhưng đáng mừng là hầu hết các em đều viết với cảm xúc trong sáng của tuổi học trò... Em Đỗ Chu Phong - “ông đồ” của lớp 6/3 tâm sự: “Em nhận thấy đây là một sân chơi rất thiết thực, bổ ích, là hoạt động vui xuân đầy ý nghĩa đối với lứa tuổi học sinh như chúng em. Em mong được tham gia nhiều hơn nữa những cuộc thi như thế này”. Một “ông đồ” khối lớp 8 thì cho biết: “Mấy ngày nay thay vì lên mạng để giải trí, em ở nhà học viết thư pháp, học từ cách mài mực, cầm bút, viết chữ, và em thấy yêu thích cách giải trí lành mạnh này. Sau cuộc thi, em sẽ tiếp tục tập viết thư pháp...”. Nhiều học sinh không dự thi chăm chú nhìn theo từng nét bút của các bạn với ánh mắt thán phục. Một học sinh lớp 8 nói: “Em rất thích khi nhà trường tổ chức một hoạt động văn hóa truyền thống như thế này và em muốn phong trào này nhân rộng ra nhiều trường nữa”.
Thầy giáo Nguyễn Tấn Sĩ - Hiệu trưởng cho biết, thi viết thư pháp là một trong nhiều hoạt động nhằm góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong dịp tết đến xuân về. Sau cuộc thi, nhà trường sẽ trưng bày những bức thư pháp đoạt giải trong thư viện của trường... Rất có thể, từ những bức thư pháp của cuộc thi nhỏ như thế này, nhiều em học sinh sẽ tìm được một niềm đam mê, một thú chơi văn hóa và tao nhã.
PHAN LÊ CHÂU NỮ


NHIỀU CÁCH GIẢI CHO MỘT BÀI TOÁN                                                                              ĐƯỢC ĐẶC BIỆT HÓA
Hình học THCS
Tác giả: NGUYỄN SANH THÀNH   
Việc tìm ra nhiều cách giải cho bài toán là một cách rèn luyện tư duy hiệu quả. Từ một bài toán ban đầu ta có thể đặc biệt hóa nó để có được những bài toán mới rồi từ đó tìm ra nhiều lời giải cho bài toán này.
Sau đây là một ví dụ.
Bài toán ban đầu. Cho tứ giác ABCD có AB=CD.M,N tương ứng là trung điểm của BC,DA. Giả sử đường thẳng MN cắt các đường thẳng AB,CD tương ứng tại P,Q. Chứng minh rằngCQ(kích vào tiêu đề để xem tiếp)



NẮNG SỚMSố đặc biệt xuân NHÂM THÌN
2012

Dày 108 trang trình bày đẹp,khổ sách 
16x24cm có nhiều trang văn, thơ của thầy cô và các em học sinh THCS LTT. 
GIỚI THIỆU SÁCH
: SỰ LỰA CHỌN TƯƠNG LAI

KẾT QUẢ BÌNH CHỌN BLOG CHI ĐỘI TIÊU BIỂU



 Qua bình chọn 12 blog của các lớp Học kì 1, nhà trường rất hoan nghênh tinh thần cố gắng của các GVCN-CMHS và lớp.Nhiều lớp có giao diện đẹp, trình bày phù hợp yêu cầu học đường; nhiều bài viết nhiều thể loại phong phú...đặc biệt lớp 6/7 đã tu chỉnh đặc san KHÁT VỌNG khá công phu.           
Tuy nhiên, hầu như các lớp ít cập nhật thông tin, ít bài viết của lớp..chọn đăng từ mạng khá nhiều, trong đó có nhiều bài không cần thiết cho lứa tuổi học sinh.Qua học kì 2 đề nghị GVCN và BĐ.D CMHS cùng các em quan tâm hơn và cuối năm học 2011-2012 nhà trường đánh giá như là một nội dung thi đua Ứng dụng CNTT.Các lớp sau đây được khen thưởng:  
               1 -6/7,  2 -6/6,  3,  -8/5
Biểu dương sự nổ lực của các lớp 6/3, 7/1, 7/5, 7/781, 82, 84, 85 ,9/1, 9/4 hy vọng sẽ có nhiều blog tiêu biểu hơn nữa ở tổng kết năm học.
*******************************************
 Tuần 20. Thứ 7, ngày 7 tháng 1 năm 2012
 CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN
NGÀY TẾT, NÓI VỀ TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
            Năm hết tết đến, chúng ta lại nhớ về bao kỷ niệm đã qua và mơ về những điều tốt đẹp sẽ đến. Và chắc chắn rằng ai ai cũng đã chuẩn bị kế hoạch thăm thú họ hàng, bạn bè trong ba ngày tết đầy ý nghĩa này! Nói đến đây ta lại càng nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo - một nét đẹp văn hóa bao đời của người Việt Nam. Hôm nay, Thư viện xin gửi đến quý thầy cô giáo cùng các em học sinh bài viết “Ngày tết, nói về truyền thống tôn sư trọng đạo” được đăng trên Dantri.com ngày 7/2/2011.
“Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” đã từ lâu trở thành nét đẹp trong văn hóa người Việt. Như đã thành thông lệ có giá trị nhân văn sâu sắc, cứ vào dịp đầu xuân, các thế hệ học trò lại nô nức tới chúc tết, thăm hỏi gia đình thầy.
Nhiều người thầy, trong ngày Tết đến Xuân về, mở cửa đón những lớp học trò của mình đến chơi như một nguồn động viên tinh thần để các thầy cô thấy thêm yêu người và yêu nghề.  
Tôn sư trọng đạo thời xưa
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”... , trong xã hội phương Đông thời xưa, vận hành theo chủ nghĩa Khổng - Mạnh, ba tầng lớp “quân, sư, phụ” (vua quan, thầy và cha) được xã hội đề cao, trân trọng.  
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò.                                                                                                       
Ở vào thời phong kiến, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên,  mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

          Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

               Những tấm gương tiêu biểu về tinh thần hiếu học, về nhân cách ngời sáng được chúng ta biết nhiều như Chu Văn An (thời Trần) là người thầy tài cao, đức trọng, ngay thẳng, cương trực, ông có công dạy dỗ nhiều người thành đạt nhưng không màng danh lợi. Hay như nhân cách cứng cỏi, bản lĩnh của cụ Tư đồ Trần Nguyên Đán; Nhà giáo Lương Đắc Bằng nghiêm khắc dạy bảo Nguyễn Bỉnh Khiêm học thi đỗ Trạng nguyên; Nguyễn Đình Chiểu là nhà giáo cầm bút đánh giặc…
              Truyền thống tôn sư trọng đạo còn được biểu hiện cao đẹp ở những nhân vật trong lịch sử hiện đại. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành, trước khi ra đi tìm đường cứu nước đã từng dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Và, Người đã ra đi tìm đường cứu nước mang lại tự do, độc lập cho dân tộc. Người luôn kỳ vọng, tin tưởng vào thế hệ trẻ. Trong buổi khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ công học tập của các cháu”.
             Hay đến tấm gương hiếu học, vượt khó vươn lên như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành thần tượng của nhiều thế hệ học sinh.
Tôn sư trọng đạo thời nay
Như đã thành thông lệ có giá trị nhân văn sâu sắc, cứ vào dịp đầu xuân, các thế hệ học trò lại nô nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Đây cũng là dịp để bạn bè cùng trang lứa gặp lại nhau, cùng thầy cô hàn huyên chuyện thủa đi học, cái thời “…thứ ba học trò” với những trò nghịch ngợm phá phách làm phiền lòng thầy cô.
“Bạn ơi, thầy yếu rồi nhưng vẫn nhớ lớp mình đấy, thầy vẫn nhớ là trước Tết bạn có đến thăm thầy. Thầy vẫn nhớ bạn thường phải đi bộ về nhà vào cuối tuần để lấy gạo.” Đó là câu chuyện tôi nghe được trong một quán cà phê mùng 6 Tết Canh Dần giữa hai người đàn ông tuổi lục tuần. Vậy đó, họ đã rời xa tuổi đi học, rời xa quê hương để đến lập nghiệp ở mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến nhưng điều họ không bao giờ quên được là hình ảnh người thầy - người gắn liền với tuổi thơ và cũng là người nuôi dưỡng, dìu dắt ước mơ của họ thành hiện thực.
Đến thế hệ chúng tôi những người được sinh ra và lớn lên trong hòa bình nhưng cũng là lúc đất nước còn nhiều gian khó, tôi không bao giờ quên được hình ảnh thầy cô vất vả, lo toan vì miếng cơm manh áo, bươn chải nuôi lợn, nuôi gà, may vá thuê để kiếm sống; đi chiếc xe đạp vá săm, băng lốp... Dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thầy cô vẫn kiên trì thắp lửa, không chỉ chăm lo cho chúng tôi cái chữ mà cả cái ăn, cái mặc giữa thời bao cấp thiếu thốn đủ bề.
Và đến thế hệ trẻ ngày nay, các em sống trong sự bao bọc của gia đình, sự đủ đầy của đời sống vật chất, của thời văn hóa phong bì nên Tết thầy đã phai nhạt đi ý nghĩa của nó. Chị bạn tôi đã lặng người đi khi nhận được một bông hoa đào tự tay con gái làm ở lớp để mang về Tết mẹ. Rồi như bừng tỉnh, chị hỏi rằng, con có làm hoa tặng cô không. Cô con gái ngỡ ngàng trả lời “nhưng cô giáo con chỉ bảo bọn con làm hoa về tặng bố mẹ thôi”.
Thư quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến!
Học kì I đã đi qua trong nháy mắt, các em đang bước vào những ngày đầu của học kì II cũng là lúc mọi người chuẩn bị đón tết trong niềm hân hoan chờ đợi rộn lòng với bao điều mong ước. Và những điều Thư viện giới thiệu trên đây cũng không làm chúng ta tránh khỏi chút bùi ngùi về những tháng ngày chợt lãng quên đã qua!
Và một năm mới đã về, mùa xuân cũng đã đến, Thư viện xin kính chúc quý thầy cô giáo, chúc các em học sinh một năm mới An khang thịnh vượng.
                                                                                    Sưu tầm, biên tập và phát thanh: Ngô Lê Sơn Hà.   
Trường THCS LÝ TỰ TRỌNG vừa được Tỉnh đoàn Quảng Nam cử đi dự hội thi TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ EM Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tổ chức tại TP Đà nẵng.6 Học sinh nhà trường đã mang về giải Xuất Sắc Toàn Đoàn /10 tỉnh thành tham dự.
__________________________________

Đây là những trang sách tốt nhất bạn có thể tải miễn phí cho e-reader của bạn.

VIẾT THƯ UPU QUỐC TẾ LẦN THỨ   41
Chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm nay là “Hãy viết thư cho một vận động viên hoặc một nhân vật thể thao mà em ngưỡng mộ để nói Thế vận hội (Olympic Games) có ý nghĩa gì đối với mình”.
Hồ Thị Hiếu Hiền - giải nhất quốc tế cuộc thi UPU lần thứ 39
Hồ Thị Hiếu Hiền - giải nhất quốc tế cuộc thi UPU lần thứ 39
Chủ đề này gắn với sự kiện Thế vận hội Olympic 2012 được tổ chức tại London (Anh).
Cuộc thi dành cho tất cả thiếu nhi, học sinh từ 15 tuổi trở xuống (từ lớp 5 đến lớp 10). Bài dự thi viết bằng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 chữ. Hạn cuối nhận bài dự thi đến 8.32012.
Các thí sinh đoạt giải sẽ được công nhận Học sinh giỏi Quốc gia môn Văn tương ứng và được cộng điểm khi xét chuyển cấp. Giải thưởng cấp Quốc gia, gồm 1 giải nhất với giải thưởng 5.000.000đ; 3 giải Nhì, mỗi giải 3.000.000đ; 5 giải Ba mỗi giải 2.000.000đ; 30 giải Khuyến khích, mỗi giải 1.000.000đ. Ngoài ra, còn có các giải phụ dành cho các thí sinh lọt vào vòng chung kết. Đối với giải thưởng Quốc tế, gồm giải Nhất - 30 triệu đồng; giải Nhì -20 triệu đồng; giải Ba - 15 triệu đồng; giải Khuyến khích - 10 triệu đồng.
Trong cuộc thi viết thư UPU lần thứ 39, em Hồ Thị Hiếu Hiền (THCS Tây Sơn, Hải Châu, Đà Nẵng) đã đoạt giải nhất quốc tế.
Cộc thi viết thư quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) phát động hàng năm, là sự kiện văn hóa xã hội có nhiều ý nghĩa xã hội, nhân văn, không chỉ tạo điều kiện cho giới trẻ thể hiện tình cảm, sự sáng tạo, niềm mơ ước mà còn thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc. (XEM THỂ LỆ CUỘC THI Ở TRANG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LL)
THĂM VIẾNG và CHÚC MỪNG BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG,
 GIA ĐÌNH THƯƠNG BỆNH BINH
Nhân kỷ niệm 67 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam ( 22/12/1944- 22/12/ 2011)  và ngày Hội Quốc phòng Toàn dân,sáng ngày 19/12/2010 BGH nhà trường cùng   BCH Chi đoàn, BCH Liên Đội đến thăm hỏi và chúc mừng các đồng chí nguyên là bộ đội phục viên đang công tác tại phường đội, thăm và tặng quà  2 gia đình chính sách tại phường An Xuân là gia đình thương binh Nguyễn Văn Cừ ( Khối 6) và gia đình mẹ Nguyễn Thị Mai ( Khối 1) ,đồng thời nhà trường cũng tặng quà cho 10 học sinh là con các gia đình thương, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn

Thông qua các hoạt động này nhằm giúp cho học sinh ôn lại truyền thống hào hùng, bất khuất của cha ông, qua đó  xác định trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặc biệt trong việc bảo vệ AN CT & TTAT xã hội tại địa phương.
Đại diện nhà trường tại Phường đội
Đến thăm các gia đình thương, bệnh binh
GIỚI THIỆU SÁCH: MIỀN TRUNG NHỮNG NGÀY KHÔNG QUÊN
  GÓC NHÌN QUA TIẾT H.Đ NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
                                                                                   *Thanh Thủy (Ngữ Văn)
 ____________________________________________

NGƯỜI LÍNH TRẺ

               
Trời đông lạnh,mây mù giăng ngập lối
Nơi núi rừng sương rét cắt thịt da.
Rồi ngày lại  ngày lặng lẽ đi qua
Chắc tay súng  giữ bình yên tổ quốc
Nơi biên giới xa xôi .
Đêm ngày anh canh giữ.
Từng tất đất thiêng liêng .
Thắm máu đào dân tộc
Bao gian khổ, khó khăn không sờn bước.
Mớ rau rừng ,cơm nắm đỡ cầm hơi
Dẫu đói lòng nhưng miệng vẫn cười vui
Vẫn kiêu hãnh anh là người lính trẻ!
Chiến đấu quên mình vì quê hương đất mẹ.
Cho em thơ giấc ngủ say nồng.
Cho mùa xuân biên giới thêm hồng.
Cho lộc biếc khát mầm non cây trái .
 Nơi hậu phương, tình anh sáng mãi
Người chiến sĩ biên cương biết mấy tự hào !
                            Bùi Thị Ánh Tuyết 


MÙA THI
Bước vào thời vụ “Mùa thi”
Học sinh kiểm nghiệm tư duy của mình
Ngày xưa thi để tôn vinh
Ngày nay thi để biết mình là ai
Đất nước cần những nhân tài
Các em là chính chớ ai đâu nào
Dù cho băng suối, lội ao
Kinh nghiệm học tập, em nào vẫy tay
Kiến thức tích lũy thêm đầy
Thì em mới đủ tự tin làm bài
Học hôm nay - Để ngày mai
Đem tài cống hiến, tương lai huy hoàng
Xin tặng em bốn chữ vàng
“Liêm, minh, chính, trực” thẳng hàng “Mùa thi”
Sáng tác: Nguyễn Thị Kiều Tiên
    Tổ Ngữ văn
_______________________________
Câu chuyện cuối tuần: DINH DƯỠNG TRONG MÙA THI
HỘI THI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC
MỘT TRONG NHỮNG PHONG TRÀO ĐƯỢC CHÚ TRỌNG
Ở TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
         *Ngô Lê Sơn Hà
 Nhằm rèn luyện kỹ năng học môn Ngữ văn cho học sinh và chuẩn bị thí sinh tham gia dự thi Thuyết trình văn học cấp thành phố tại Phòng giáo dục và Đào tạo TP. Tam Kỳ; đồng thời tạo cơ hội cho học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ văn học tập, rút kinh nghiệm cho bản thân về phong trào Hội thi TTVH; ngày 08/12/11 vừa qua, bộ phận Thư viện đã tham mưu với lãnh đạo Nhà trường, phối hợp với tổ Ngữ văn đã tổ chức thành công Hội thi TTVH cấp cơ sở. Đây cũng là một trong những phong trào được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và các em học sinh.
           Chiều ngày 8.12.2011 tại Hội trường trường THCS Lý Tự Trọng với sự tham gia của đại diện 15 Chi đội thuộc các khối lớp 7,8,9 với 18 gương mặt điển hình trong học tập môn Ngữ văn được sơ tuyển. Đặc biệt, Hội thi nay có sự góp mặt của 4 thí sinh đến từ khối lớp 7 cũng tham gia . Hội thi đã diến ra nghiêm túc nhưng không kém phần sôi nổi, hấp dẫn bởi sự nổ lực, tự tin của các thi sinh dự thi và sự cổ vũ nhiệt tình của cổ động viên đã góp phần đem lại Hội thi thành công tốt đẹp.
          Đến 17g30 phút cùng ngày, Hội thi đã khép lại trong sự phấn khởi của các em học sinh. Chính sự quan tâm học hỏi và sự say mê học tập, đầu tư nghiên cứu của từng thí sinh dự thi, đặc biệt là giáo viên bộ môn hướng dẫn tận tình nên đã làm cho Ban giám khảo phải cân nhắc và cuối cùng đã chọn ra 5 em (dự kiến ban đầu chỉ chọn ra 3 em) tiếp tục bồi dưỡng và thi cấp cơ sở lần 2 để chọn ra 3 em dự thi cấp TP sắp đến. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng vì các em đã có sự quan tâm và đầu tư khá kĩ lưỡng cho bài thi của mình.
Kết quả Hội thi nhà trường sẽ tổ chức khen thưởng vào cuối học kỳ I này. Trong đó, giải nhất thuộc về em Ngô Thị Trà My (Lớp 9.4), giải nhì thuộc về 2 em: Nguyễn Đức Thư Dung (Lớp 9.3) và em Nguyễn Phạm Thạch Thảo (Lớp 9.4), giải 3 thuộc về 4 em: Dương Thị Hoài Phương (Lớp 8.5), em Bùi Lê Khánh Huyền (Lớp 8.7), em Phan Trương Thúy Hiền (Lớp 9.6) và em Nguyễn Bích ngọc (Lớp 7.7)

        ___________________________________________________
HÃY NÓI LỜI CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
Trong cuộc sống hối hả bộn bề với bao công việc lời cảm ơn và xin lỗi- bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị lãng quên. Tiến cảm ơn, xin lỗi đang thưa dần.
Từ khi bập bẹ biết nói, biết nhận thức chúng ta đã được cha mẹ, người lớn dạy nói lời cảm ơn khi nhận được quà, xin lỗi khi làm hỏng đồ của người lớn. Lớn lên đến trường cô giáo dạy biết nói lời cảm ơn khi được sự giúp đỡ, xin lỗi khi mắc sai lầm. Và mỗi khi người nói hoặc người nhận lời cảm ơn, xin lỗi đều cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem đến niềm vui tới người nhận mà chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
Trước đây trong quan hệ xá hội, cảm ơn và xin lỗi là một trong các tiêu chí để đánh giá văn hóa của một con người bởi cảm ơn, xin lỗi là hành vi văn minh, lịch sự. Nhưng những năm gần đây, lời cảm ơn và xin lỗi có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội đặc biệt là ở giới trẻ, học sinh. “Bạn lấy hộ mình cây viết”, nhận cây viết từ tay bạn mà không một lời cảm ơn hay như “Bạn nhặt hộ cây thước mình với”, giật ngay cây thước trên tay bạn xem như đó là trách nhiệm của người khác…Chỉ một việc hết sức đơn giản là nói hai tiếng cảm ơn mà vẫn không nói được thì thử hỏi tình bạn làm sao có được, làm sao chân thành, sâu sắc được. Mắc lỗi với bạn, với người khác nếu mình biết nói lời xin lỗi thì thử hỏi có sự cãi vã, xô xát rồi đánh nhau được.
Có người cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử. Lại có người cho rằng lối sống công nghiệp làm thay đổi, hay do bản tính của người đó vốn không quen với hai từ cảm ơn, xin lỗi…Song thiết nghĩ vẫn còn một nguyên nhân nữa là do  người lớn chúng ta trong giao tiếp xã hội ít sử dụng lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, xin lỗi khi gây phiền, mắc lỗi với người khác. Và điều này không ít nhiều làm các em khi tiếp xúc và học trực tiếp từ người lớn.
Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường nhưng có những lời xin lỗi khi thốt ra rồi mà vẫn không chịu sứa chữa lỗi lầm của mình hay như có những lời cảm ơn cho qua loa lấy lệ hoặc để lấy lòng người khác.
Giữa bộn bề công việc chúng ta hãy dành một ít thời gian đẻ nghĩ rằng có biết bao nhiêu điều cần thiết để ta nói lời cảm ơn, xin lỗi để mối quan hệ giữa con người với con người trở nên thân thiện, vị tha và tốt đẹp hơn.
                                                                         Nguyễn Thị Hà Đông (Tổ NV)
GIÚP HỌC SINH LỚP SÁU VIẾT VĂN TỰ SỰ (Thị Anh)
LỢI ÍCH TỪ MỘT LỚP HỌC VI TÍNH
     
       Trong những năm tháng công tác tại trường THCS Thái Phiên, lúc đó việc soạn giảng bằng vi tính chưa được sử dụng rộng rãi. Đến khoảng năm học 2005- 2006, tôi cố gắng tự mò mẫm trên máy vi tính (trước đây cũng có học qua bằng B nhưng không ứng dụng nên quên mất) và cũng đã làm được các bộ đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ,… Và cứ thế, tôi lại tập soạn giáo án bằng vi tính cũng khá tốt. Đến năm học 2008- 2009, Phòng GD-ĐT TP Tam Kỳ tổ chức Hội thi GV dạy giỏi cấp thành phố có ứng dụng CNTT (bằng PowerPoint). Vì đây là năm đầu tiên tôi được thuyên chuyển về công tác tại trường THCS Nguyễn Du- TP Tam Kỳ. Phần vì ở môi trường mới với nhiều bỡ ngỡ, phần vì chưa biết gì về dạy học bằng CNTT (ở trường THCS Thái Phiên lúc đó cũng chưa có phương tiện để ứng dụng CNTT trong dạy học). Với biết bao lo lắng vì lúc đó tôi cũng chưa soạn thử và chưa dạy một tiết học nào bằng CNTT nên quá sức lo lắng. Nhưng được sự phân công của nhà trường và tổ chuyên môn nên bản thân tôi cũng hết sức cố gắng tập soạn 1 tiết dạy có ứng dụng CNTT để dự thi. Qua hội thi, tôi cảm thấy mình tự tin hơn, vững vàng hơn trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. Đến năm học này, Sở GD- ĐT Quảng Nam phối hợp cùng với VVOB tổ chức Hội thi soạn giảng bằng CNTT. Lần này, cũng được tổ chuyên môn phân công và giúp đỡ nên tôi cũng cố gắng tham gia để hoàn thành sản phẩm dự thi. Qua các kỳ thi và qua thực tế giảng dạy bằng CNTT, tôi cứ nghĩ mình đã biết cơ bản rồi, có thể ứng dụng để dạy tốt rồi. Nhưng thật không ngờ, khi được Ban Giám Hiệu trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức lớp học vi tính vào thứ năm hàng tuần, lúc này tôi thật sự thấy hữu ích vô cùng. Từ những tiết học đơn giản nhất như phần Word, tôi cũng cảm thấy rất bổ ích và đã ứng dụng ngay vào phần Ma trận của đề thi HK I năm học này. Bằng sự chọn lọc khéo léo của thầy giáo Hải, thầy đã cung cấp những kiến thức về CNTT rất gần gũi cho GV trong soạn giảng, làm đề kiểm tra,… Chính vì vậy, dù mỗi buổi chiều phải đón con về nhưng tôi cũng cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia các buổi học vi tính do nhà trường tổ chức. Tóm lại, lớp học này được tổ chức tại trường, lại không tốn kinh phí mà lợi ích mang đến cho người học rất lớn. Vì mỗi tiết học tôi đều tìm thấy cái mới và sự bổ ích ở trong đó. Tôi vô cùng biết ơn Ban Giám Hiệu nhà trường- những người hết sức trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp trồng người thiêng liêng này.
                                                                    Dương Thị Mỹ Hạnh- tổ Sử- Địa 
_________________________________
____________________________________
Từ 9g sáng ngày 5/12/2011 đến 11g cùng ngày nhà trường đã tổ chức thành công cuộc thi I.O.E cấp trường cho hơn 100 học sinh đã hoàn thành vòng 14 ở các khối lớp.Mời xem kết quả niêm yết tại trường hoặc vào địa chỉ http://ioe.go.vn/ProvincialStatistics.aspx?pid=47&g=2


Ôn tập trong giờ chào cờ -trong 15 phút truy bài  đầu mỗi buổi học -trong giờ sinh hoạt lớp và xây dựng TKB ôn tập ở nhà, đó là yêu cầu của nhà trường trong việc thực hiện mùa thi nghiêm túc, trung thực.



ban chấp hành Hội VHNT TP nhiệm kỳ 2011-2015




HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TP TAM KỲ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI THÀNH LẬP- NHIỆM KỲ 2011-2015

Sáng 27/11, tại hội trường khối Dân vận thành phố đã diễn ra đại hội hội VHNT thành phố nhiệm kỳ 2011-2015. Đến dự có đ/c Bùi Quốc Đinh – UV BTV tỉnh ủy, BT Thành ủy Tam Kỳ, đ/c Nguyễn Thanh Quang – PBT Thường trực Thành ủy, đ/c Phạm Công Thắng – PCT UBND thành phố; các đ/c đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, Hội VHNT tỉnh, các phòng ban, ngành thành phố cùng 41 hội viên của hội.
...VÀ SẼ CÒN MÃI DƯ ÂM NGÀY 20-11 ẤM ÁP

Cho đến nay nhà trường rất hoan nghinh tinh thần xây dựng webblog của các lớp.Với sự quan tâm của GVCN-CMHS  nhiều trang có nội dung rất bổ ích.Nhà trường xin được giới thiệu:
.................................................................................................................................................

Học sinh THCS Lý Tự Trọng làm công tác nhân đạo

Đươc tin em Huỳnh Thị Vân Ly học sinh lớp 3/7 Tiểu học Kim Đồng ( Khối 3 P An Mỹ) bị bênh tim phải mổ trong hoàn cảnh gia đình rất cơ cực, Theo sự kêu gọi của chi hội CTĐ nhà trường các Đội viên liên đội THCS LTT và CBGV đã tự nguyện cùng chung tay hỗ trợ bạn nhỏ trước lúc lên đường ra chữa trị tại Huế. Chỉ sau 1 ngày các đội viên đã quyên góp được 8 triệu 792 nghìn và đã giao tận tay cho gia đình.Nhiều phụ huynh của nhà trường cũng đã đến hỗ trợ em trong dịp này (Tin chi hội CHỮ THẬP ĐỎ trường)

Ảnh: Đại diện trường và Liên đội đến thăm gia đình________________________

  









DÁNH SÁCH TỔ NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2011- 2012

TT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
DẠY MÔN-LỚP
ĐỊA CHỈ
ĐIỆN THOẠI
EMAIL
1
La Thị Thanh Liên
Tổ trưởng CM
N.Văn 7-9
341-H.Vương
0983440799
lathanhlien@gmail.com
2
Hồ Thị Mỹ Hạnh
GVCN lớp 9.3
N.Văn 7-9
       A.Xuân
0935230340

3
Nguyễn Thị Túy Đào
GVCN lớp 9.1
N.Văn 7-9
       Hòa Hương
01275929324

4
Nguyễn Thị Thanh Thủy
GVCN lớp 9.7
N.Văn 7-9
       A.Mỹ
05103838977

5
Bùi Thị Ánh Tuyết

N.Văn 7
Tân Thạnh
01688307437

6
Nguyễn Thị Hà Đông
GVCN lớp 8.2
N.Văn 6-8
19-T.La
01645265969
mandonghoang@gmail.com
7
Ngô Lê Sơn Hà
GVCN lớp 8.5
N.Văn 8
05-N.D.Hiệu
0935838797
Sonhalytutrong2011@gmail.com
8
Đinh Thị Anh
GVCN lớp 8.7
N.Văn 6-8

01698011473

9
Nguyễn Thị Ân
GVCN lớp 6
N.Văn 6-8
K6-A.Sơn
0935963078
nguyenatky@gmail.com
10
Bùi Thị Thúy Hoa
GVCN lớp 6.6
N.Văn 6-8
K7- Trường Xuân
0984483762
Buithithuyhoa2010@gmail.com
11
Bùi Ngọc Trung

N.Văn 6-M.T
Hòa Hương
0959531620

12
Nguyễn Lý Anh Đào

   M. Thuật
Bình An- Th.Bình
0935003103

13
Nguyễn Thị Kim Phượng
GVCN lớp 6
GDCD 6-9

0973571229

14
Nguyễn Thị Kiều Tiên
TPCM-CN 8.1
GDCD 8-9
245-H-Vương
0935897515
Kieutien2005@gmail.com
15
Trịnh Thị Thủy
CB thư viện

Phú Phong-A.Phú
01668975166
thuytrinhtv@gmail.com


TRUYỀN THỐNG TỔ NGỮ VĂN

Là tổ chuyên môn có đội ngũ giáo viên yêu nghề, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, luôn nổ lực trong công tác để đạt được thành tích xuất sắc trong mọi hoạt động
Nhiều giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm trong việc quản lý lớp và được xếp vị thứ cao trong các phong trào thi đua  của nhà trường và Đoàn đội
                    Có các đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn, Thuyết trình văn học và Mỹ thuật tham gia cac hội thi đạt thành tích cao
          Tham gia đầy đủ, tích cực và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động công đoàn và ngoài giờ lên lớp.

          Các thành viên trong tổ đoàn kết, thân thiện với đồng nghiệp, có uy tín với phụ huynh và học sinh.
THÀNH TÍCH NĂM HỌC 2010-2011
                    Đạt danh hiệu Tổ xuất sắc
                    Xếp vị thứ 1/7 tổ chuyên môn của trường
                    Có 1 giáo viên được đề nghị công nhận CSTĐ cấp tĩnh
                    Có 3 giáo viên được đề nghị công nhận CSTĐ cơ sở
                    Có 3 SKKN xếp loại A cấp thành phố
         
Kết quả thi học sinh giỏi
                    a. Cấp thành phố:
-         Nhất toàn đoàn về thi học sinh giỏi văn 6,7,8
+ Đội tuyển văn 7: Xếp vị thứ 1 với 10 giải
+ Đội tuyển văn 8: Xếp vị thứ 1 với 11 giải
+ Đội tuyển văn 6: Xếp vị thứ 2 với   6 giải
-         Thi thuyết trình văn học: đạt giải I và giải II cấp TP.
-         Thi vẽ tranh đạt 1 giải I và hai giải II

b. Cấp tĩnh:
-         Thuyết trình văn học đạt giải III cấp tĩnh
-         Thi vẽ tranh đạt giải I cấp tĩnh
-         Thi học sinh giỏi môn ngữ văn: 1 giải II và 1 giải KK

NHỮNG MỤC TIÊU NĂM HỌC 2011-2012

-         Tổ chuyên môn xuất sắc, tổ Công đoàn vững mạnh
-         Đăng ký 1 CSTĐ cấp tĩnh và 4 CSTĐ cấp cơ sở
-         3 giải học sinh giỏi cấp tĩnh
-         30 giải học sinh giỏi cấp thành phố

                                               TỔ NGỮ VĂN
___________________________________________________


TÍCH HỢP “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” QUA MÔN GDCD.
         
Môn Giáo dục công dân trường THCS nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của xã hội góp phần hình thành nhân cách của các em trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Qua môn học, học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản trong quan hệ với bản thân, với mọi người, với môi trường sống....Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực xã hội đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện bản thân theo các chuẩn mực đó. Mặt khác, học sinh biết đánh giá hành vi của mình và mọi người  để có cách ứng xử phù hợp, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị xã hội  tốt đẹp, có tình cảm lành mạnh, trong sáng với mọi người, với gia đình, nhà trường và quê hương đất nước.
          Để đạt được mục tiêu môn học, giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, định hướng cho học sinh phương pháp học tập tốt. Trong hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống, phương pháp nêu gương tốt là phương pháp có tác dụng tích cực đối với việc giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh. Bởi vì: phần lớn học sinh có khuynh hướng bắt chước, làm theo  những hành vi và hành động của các gương tốt để củng cố giá trị của bản thân. Gương tốt là tấm gương cho các em soi mình vào để nhận ra những điều tích cực hay chưa tích cực, những điều tốt hay chưa tốt...của bản thân, từ đó có biện pháp rèn luyện, học tập, noi gương, làm theo để hoàn thiện mình hơn.
          Dọc theo chiều dài lịch sử, đất nước ta có hàng ngàn, hàng vạn những tấm gương yêu nước, dũng cảm, năng động, sáng tạo, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, những gương học sinh ngoan, những đội viên gương mẫu, những tấm lòng từ thiện, nhân ái, tinh thần đoàn kết......đáng để cho chúng ta trân trọng, tự hào, học tập và làm theo.
          Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất cho học sinh.
          Giáo dục học sinh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giảng dạy môn Giáo dục công dân nhằm:
          - Nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh và hiệu quả môn học.
          - Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân.
          - Giúp học sinh hiểu bài và hứng thú học tập hơn.
          - Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, xác định nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bản thân.
          - Hình thành nên những con người Việt Nam mới, có đức, có tài, phục vụ và cống hiến cho Tổ quốc.
          - Bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh.
          - Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, so sánh, kể chuyện và thực hành.
Giáo dục  tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  cho học sinh trong giảng dạy môn Giáo dục công dân cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
       1.Nền đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp là sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính và trong sáng. Đặc điểm này gắn với nội dung bài học:
          + Yêu thương con người ( Tiết 5+6 – GDCD 7)
          + Đoàn kết, tương trợ (Tiết 8- GDCD 7)
          + Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới( Tiết 5- GDCD 9)
      2. Đặc điểm thứ hai trong nền đạo đức Hồ Chí Minh là lòng trung thành với chủ nghĩa Mác- Lê nin, phấn đấu suốt đời tận tụy vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân. Đặc điểm này gắn với nội dung bài học:
          + Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ( Tiết 8- GDCD 8)
          + Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Tiết 31- GDCD 9)
          + Bảo vệ hòa bình (Tiết 4- GDCD 9)
       3. Đặc điểm thứ ba trong nền đạo đức Hồ Chí Minh là lòng nhân ái cao cả và tình nghĩa thủy chung son sắc. Đặc điểm này gắn với nội dung bài học:
          + Biết ơn (Tiết 7- GDCD 6)
          + Yêu thương con người ( Tiết 5 +6- GDCD 7)
          + Đoàn kết, tương trợ ( Tiết 8- GDCD 7)
          + Khoan dung (Tiết 10- GDCD 7)
          + Tự tin ( Tiết 14 –GDCD 7)
          + Kế thưà và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( Tiết 7+8- GDCD 9)
       4. Đặc điểm thứ tư :Sự thống nhất giữa lý tưởng và cuộc sống, giữa lời nói và việc làm. Đặc điểm này gắn với nội dung bài học:
          + Siêng năng, kiên trì (Tiết 2+3- GDCD 6)
          + Tiết kiệm (Tiết 4- GDCD 6)
          + Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 19+ 20- GDCD 7)
          + Liêm khiết (Tiết 2- GDCD 8)
          + Chí công vô tư( Tiết 1- GDCD 9)
          + Lý tưởng sống của thanh niên (Tiết 14+ 15- GDCD 9)
        5. Đặc điểm thứ năm: Tính khiêm tốn, giản dị, trung thực. Đặc điểm này gắn nội dung bài học:
          + Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên( Tiết 8- GDCD 6)
          + Sống chan hòa với mọi người (Tiết 10- GDCD 6)
          + Sống giản dị (Tiết 1- GDCD 7)
          + Trung thực (Tiết 2- GDCD 7)
          + Tự trọng (Tiết 3- GDCD 7)
          + Liêm khiết (Tiết 2- GDCD 8)
          + Nghĩa vụ tôn trọng , bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng(Tiết 24- GDCD 8)
          + Chí công vô tư (Tiết 1- GDCD 9)
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình dài lâu, xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Muốn đưa nước ta trở nên giàu mạnh, văn minh thì trước tiên phải xây dựng được những lớp người có đủ trí và đức. Những lớp người đó không ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay, những học sinh, đang còn ngồi trên ghế nhà trường, các em phải được trang bị đầy đủ đức và tài để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Ngày 13/9/1958, tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, III toàn miền Bắc, Người nói: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những người công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ".
                Thấm nhuần lời dạy của Người, tôi và các đồng nghiệp vẫn ngày đêm tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm ra phương pháp tốt nhất để giáo dục học sinh trở thành người vừa có tài, vừa có đức, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn  phát triển hiện nay của đất nước.
                                   Giáo viên : Nguyễn Thị Kim Phượng
                                                    Tổ  Ngữ văn

  CÔ GIÁO DẠY VĂN CỦA TÔI

      Hôì còn là học sinh trung học, tôi rất thích học môn Văn. Nhưng đến giờ Văn, tôi lại sợ cô giáo dạy văn của tôi – bởi lẽ cô rất nghiêm khắc. Khi cô bước vào lớp, toàn thể học sinh phải đồng loạt đứng dậy nghiêm, chào đúng cách. Dù chỉ một bạn bị chậm trễ hay đứng nghiêng nghiêng, cô vẫn không đồng ý. Năm ấy tôi đang học lớp chín. Một lần bị trượt chân nên tôi bị boong gân Vì vậy mỗi lần đứng lên, ngồi xuống là cả một cực hình Những giờ khác thì tôi còn châm trễ được nhưng đến giờ cô. Khi cô bước vào lớp:Cả lớp tôi bật dậy nghiêm chào cô mạnh mẽ như nhà binh.Tôi cũng thế ! Ánh mắt nghiêm nghị của cô đảo khắp lớp và dừng lại ở tôi. Tôi càng run dữ. Cô từ từ đi xuống bàn tôi và hỏi:
-         Trời sao vậy em?
        Tôi lắp bắp trả lời cô, hai tay lạnh ngắt
-         Dạ, em bị…bị…
   Cô nhìn tôi, quan sát kĩ đôi chân của tôi. Giọng nghiêm khắc của cô biến mất chỉ còn lại sự dịu hiền, âu yếm của bà mẹ hiền trước đứa con nhỏ vụng về.
-         Em bị té mấy ngày rồi ? Sao sưng ghê vậy em ?
-         Dạ ba ngày rồi, cô ạ.
   Rồi cô quay sang hỏi lớp trưởng:
-         Sao em không báo cho cô biết bạn bị boong gân ? Để bạn cử động, đi lại nhiều sẽ rất lâu lành. Có chuyện gì xảy ra với các bạn, em nhớ cho cô biết nghe.
   Rồi cô quay sang nói với cả lớp.
-          Bạn H đang gặp khó khăn nhất là trong đi lại, các em chú ý quan tâm giúp đỡ H nghe…
Tôi sung sướng quá ! Tôi thật ấm áp trong tình thương của cô. Đôi mắt của cô không còn vẻ nghiêm khắc, đáng sợ như hồi trước nữa.Em sẽ nhớ ánh mắt này mãi cô ơi !…
    Bây giờ đi dạy. Tôi không có được nét nghiêm khắc đáng quý của cô, nhưng tôi luôn học cử chỉ âu yếm, thương yêu học trò của cô ( Cử chỉ đó đã động viên tôi rất nhiều trong những năm đi học) để tôi đối xử với những học sinh đáng thương của tôi hôm nay.

                                                         GV: Hồ Thị Mỹ Hạnh
                                  Tổ Ngữ Văn- Trường THCS Lý Tự Trọng
_______________________________________________________________


CÁCH VIẾT LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Các em học sinh lớp 6 thân mến!
Để giúp các em có thể tự học và biết cách viết lời kể khi làm bài văn tự sự có sức lôi cuốn và chinh phục được người đọc,cô có mấy diều gởi đến các em rằng:
  khi viết văn tự sự các em phải biết cân nhắc, gọt giũa. Vì đây là lời dẫn dắt cốt truyện nên có ý nghĩa tạo sức lôi cuốn và chinh phục người đọc. Vì vậy các em cần thực hiện các bước sau đây:
+ Khi viết lời kể trong văn tự sự phải rõ ràng nhưng kín đáo, ý nhị. Lời kể không quá cầu kỳ, dài dòng nhưng cũng không quá sơ sài hời hợt. Điều quan trọng là thông qua lời kể, các em phải làm toát lên nội dung cốt truyện, chủ đề của câu chuyện cũng như thái độ tình cảm của mình. Lời kể không được lấp lửng hay quá chi tiết thì câu chuyện sẽ thiếu sức hấp dẫn, vậy lời kể phải biết linh hoạt, khi viết lời kể phải biết phối kết hợp các kiểu câu: câu trần thuật, câu nghi vấn,câu cám thán,… viết câu: có câu dài, câu ngắn, có câu đảo trật tự cú pháp….
+ Lời kể trong văn tự sự phải phù hợp với ngôi kể, khi bài văn tự sự dùng ngôi kể thứ nhất thì lời kể thiên về tự thuật, có thể nêu chi tiết những cảm nhận, suy nghĩ thái độ, lời bình phẩm về các sự việc diễn ra trong cốt truyện.
+ Khi dùng ngôi kể thứ ba, thì lời kể phải mang tính khách quan – để người đọc người nghe tự cảm nhận chủ đề tác phẩm qua từng nhân vật, sự việc. Các em có thể so sánh 2 đoạn văn sau để thấy rõ điều đó
Ví dụ:
Đoạn 1: “Chiều nay, trước khi đi làm, mẹ giao cho Thắng giải 10 bài toán. Nó ngồi vào bàn để vừa ý mẹ. Vừa làm toán, nó vừa nhong nhóng ngó ra cổng vì thằng Nam hẹn nó sẽ tới để cùng đi đá bóng ngoài bãi. Bọn trẻ xóm bên đã gởi lời thách đấu với đội bóng đá của xóm nó. Nhưng đợi mãi, đợi mãi, bóng dáng thằng Nam vẫn bặt tăm. Thắng sốt ruột quá. Nó thầm trách thằng Nam lỡ hẹn, lại vừa lo nếu đội bóng của xóm nó bỏ cuộc thì ê chề với lũ trẻ với xóm bên. Nhìn trang vở Toán còn dang dở, Thắng chợt nghĩ tới lời mẹ dặn. Nó ngập ngừng rồi gấp vở lại, khóa cửa và chạy ù ra bãi”
Đoạn 2: “Chiều nay, trước khi đi làm, mẹ giao cho tôi giải 10 bài toán. Để mẹ vừa ý, tôi ngồ ngay vào bàn. Nhưng tôi làm sao mà có thể chuyên tâm mà học bài được cơ chứ! Vừa làm toán, mắt tôi vừa nhong nhóng nhìn ra cổng. Thằng Nam đã hẹn tôi ràng chiều nay nó sẽ tới để cùng tôi đi đá bóng ngoài bãi. Chả là bọn trẻ xóm bên vừa gởi lời thách đấu với đội tuyển bóng đá của xóm tôi. Đây chắc chắn sẽ là một trận đấu hay. Mà cả tôi và thằng Nam đều là những “cầu thủ sáng giá” của đội tuyển nhà. Đã ba giờ chiều. Rồi ba giờ rưỡi. Rồi 4 giờ kém 15. Quái lạ, cái thằng này, sao vẫn bặt tăm thế không biết ? Tôi bắt đầu sốt ruột. Trận đấu sắp bắt đầu rồi. Thiếu cả tôi và nó thì đội nhà sẽ nguy mất ! Nhìn trang vở toán còn dang dở, tôi chợt nghĩ tới lời mẹ dặn. Nhưng hình ảnh những gương mặt hiếu thắng của đám cầu thủ xóm bên lại hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi vội vã gấp sách vở, đóng cửa rồi chạy ù ra bãi”
Rất mong các em tham khảo để thực hiện bài làm của mình cho tốt.
                                                                                    GV: Thị Anh