photo 23912_10151132988682725_816652924_n-4.jpg

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

QUY ĐỊNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY


  PHÒNG GD&ĐT TP TAM KỲ                                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG                                                Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Tam Kỳ, ngày 20 tháng 10 năm 2010
QUY ĐỊNH AN TOÀN VỀ PCCC
I. Phòng cháy:

1. CB-GV-NV và học sinh không được tự tiện mang các chất gây cháy, nổ vào trường học như: xăng, dầu, pháo, ga, các loại hóa chất,...khi chưa được sự cho phép của Hiệu trưởng nhà trường.

2. CB-GV-NV và học sinh khi hết giờ làm việc, hết giờ dạy phải tắt điện, quạt, máy vi tính. Máy vi tính, máy in, quạt không chỉ tắt máy mà phải ngắt nguồn cung cấp điện cho máy.

3. CB-GV-NV không được hút thuốc trong phòng làm việc, khi lên lớp.

4. Bộ phận thiết bị, thư viện, văn phòng có trách nhiệm sắp xếp hóa chất, ĐDDH, sách báo khoa học tránh gây cháy nổ và thanh lý kịp thời các hóa chất, ĐDDH không còn sử dụng được.

5. CB-GV-NV làm việc ở bộ phận nào có trách nhiệm tự kiểm tra hệ thống điện của phòng đó mỗi tháng 1 lần, nếu không an toàn phải báo cho kế toán và lãnh đạo nhà trường để có kế hoạch tu sửa kịp thời.

6. Bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra việc tắt điện, quạt ở tất cả các phòng trước khi khóa cửa, mở và tắt các cầu giao chính vào đầu và cuối buổi học, kiểm tra thường xuyên các hệ thống điện trong và ngoài phòng học, đặc biệt ở các phòng vi tính, phòng nhập điểm, hội trường, phòng hội đồng (có ghi biên bản định kỳ mỗi tháng 1 lần) và báo kết quả kiểm tra với lãnh đạo nhà trường.

7. Giáo viên dạy thực hành phải quán triệt học sinh chấp hành tốt nội quy phòng thực hành. Giáo viên, nhân viên thiết bị không để học sinh tự ý vào phòng chuẩn bị ĐDDH, phòng kho để lấy hóa chất và các thiết bị khác.

8. CB-GV-NV phải nắm rõ lối thoát nạn để hướng dẫn học sinh khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

9. Dụng cụ chữa cháy phải được bố trí đúng nơi quy định, đảm bảo việc chữa cháy tại chỗ. (Bình chữa cháy, mền thấm nước, nước,...)

10. CB-GV-NV phải chấp hành tốt lịch trực khi được phân công để khi có sự cố cháy nổ thì có phương án dập tắt tại chỗ.

II. Chữa cháy:

1. Chỉ huy chửa cháy là Lãnh đạo trực khi có sự cố cháy xảy ra. (Nếu lãnh đạo vắng mặt chỉ huy chữa cháy là tổ trưởng tổ VP hoặc người có trách nhiệm, chức vụ cao nhất lúc đó). Ngoài giờ hành chính bảo vệ là người tổ chức chữa cháy tại chỗ và báo với lãnh đạo nhà trường.

2. Mỗi thành viên Đội phòng cháy chữa cháy thực hiện chữa cháy theo nhiệm vụ đã được phân công.

3. Chữa cháy theo quy trình:

- Báo động cháy (người phát hiện cháy).

- Chữa cháy và cắt điện.(Người phát hiện cháy và đội PCCC)

- Báo cháy (số điện thoại 114)

- Đón lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

- Bảo vệ hiện trường sau khi cháy./.