Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010
" VUI HỌC ĐỊA LÍ" – TỔ SỬ ĐỊA
Các đội cấp cứu sử dụng những con chó được
huấn luyện đặc biệt để tiếp cứu những người sống
trên các vùng núi. Nổi tiếng nhất là những con chó
Saint Bernard được chính các tu sĩ dòng
Saint Bernard huấn luyện. Những con chó to lớn có bộ lông dày này có thể lần theo các dấu vết qua
những vùng tuyết lở và tìm ra những người bị nạn
vì tuyết lở.
Có lúc, các tu sĩ huấn luyện còn cột những
chai rượu nhỏ vào cổ chó để nạn nhân có thể sưởi
ấm trong lúc chờ người đến cứu.
* Người ta đi lại trên tuyết ra sao?
Nếu mang giày thường, người ta có thể bị trượt ngã trên tuyết và băng.
Vì lẽ đó, họ cần có giày đi tuyết, trông giống như cái vợt tênít với một lưới dây xỏ luồn qua một khung gỗ. Lưới dây được cột chặt vào đôi giày và vì trọng lượng của người mang được phân bố trên một mặt phẳng lớn hơn đôi bàn chân nên giày tuyết không làm cho người mang nó bị trượt. Ván và xe trượt tuyết cũng có cùng công dụng. Giày tuyết, ván và xe trượt tuyết đã được dùng từ thời xa xưa.
Ngày nay cũng có những chiếc xe có động cơ và bánh hơi đặc biệt có gắn đinh hoặc dây xích để có thể bám vào tuyết , giống như móng vuốt của loài gấu để tăng sức kéo lên tối đa.
Loại xe hơi kéo (hai cầu) là một phương cách hữu hiệu khác để tăng cường sức kéo trong các vùng tuyết giá, đặc biệt là vì nó có thể truyền lực từ bánh xe bị trượt tới bánh xe kéo tăng cường độ bám dính.
Xem ra loại phương tiện chuyên chở hữu hiệu nhất trong những điều kiện tuyết giá tồi tệ nhất là xe tải bánh xích chứ không phải là xe bốn bánh thường.
* Ta lấy năng lượng từ gió bằng cách nào?
Cối xay gió là một ví dụ điển hình nhất về cách
sử dụng năng lượng từ gió.
Cối xay gió hoạt động rất giống cối xay
chạy bằng sức nước (guồng nước) nhưng thay vì hoạt động nhờ nước làm quay một bánh xe
gắn cánh, cối xay gió hoạt động nhờ gió làm quay các cánh buồm khổng lồ. Cối xay gió hơi giống một cái tháp, phía trên gần mái tháp có gắn những cánh buồm gỗ để quay một cái trục lớn. Khi có đủ gió, các cánh buồm sẽ quay tròn và làm xoay một bánh xe trong cối, bánh xe này lại làm quay một cái cột đặt thẳng đứng. Ở hai đầu cột có
gắn những bánh xe. Người ta chỉ có thể sử dụng được năng lượng gió khi có gió thổi mạnh nhiều ngày trong năm. Ích lợi lớn của cối xay gió là nó sạch, không tốn kém và không biết mệt. Bất lợi của nó là chúng ta không thể yêu cầu gió thổi được khi ta cần sử dụng.
* Những sinh vật nào có thể cảnh báo cho chúng ta về ô nhiễm?
Là một sinh vật rất nhạy cảm với môi trường, cá hồi có thể "kiểm tra" được môi trường nước trong đó chúng sinh sống.
Cá hồi chỉ sống trong vùng nước mát, sạch có nhiều ô xy.
Nếu nước trở nên ô nhiễm, cá hồi sẽ bỏ đi tìm những nơi có điều kiện môi trường tốt hơn.
Vì thế, khi bắt đầu cá hồi biến mất khỏi một con sông, một dòng suối hoặc ao hồ thì đó là lúc ta phải bắt đầu lo lắng. Nhưng khi cá hồi xuất hiện thì đó là dấu hiệu môi trường trở lại bình thường. Ngược lại, các loài động vật thân mềm như nghêu, sò, điệp thì hoàn toàn không bị tác hại bởi ô nhiễm. Đó là lý do tại sao những người nuôi sò, điệp phải kiểm soát rất kĩ môi trường nước nơi nghêu, sò, điệp sống.
Cho nên, trước khi thưởng thức một đĩa sò, ta nên luôn luôn hỏi người nuôi hoặc đầu bếp các con vật này nuôi ở đâu. Nếu ta không hoàn toàn thỏa mãn với câu trả lời thì nên chọn món khác.
Còn với cá hồi, ta không phải bận tâm chút nào cả!
* Cầu vồng là gì?
Khi trời vừa mưa vừa nắng cùng một lúc thì ta thấy cầu vồng.
Khi trời mưa, tia mặt trời gặp màn mưa và tỏa ra bảy màu tạo thành một hình vòng cung ánh sáng gồm bảy màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Còn vàng mà người ta đồn là có ở cuối cầu vồng thì hiện chưa ai tìm thấy cả!
* Tại sao bầu trời có màu xanh?
Làm sao mà ta thấy bầu trời có màu xanh trong khi không khí không có màu gì cả?
Đó là vì bụi trong không khí. Ánh sáng mặt trời chiếu qua bụi không khí (bụi này giống như một kính lọc màu) và chỉ những tia sáng màu xanh mới chiếu lên cao.
Nhưng khi không khí bị ô nhiễm nặng nề với quá nhiều bụi bẩn thì "chiếc kính lọc" này lọc hết các tia sáng và bầu trời không còn màu xanh. Cho nên nơi nào mà không khí ô nhiễm cao độ thì trời xanh chỉ còn trong ký ức con người.
* Có cá nào bay được không?
Vâng, một vài giống cá có vây ngực mềm giống như cánh chim.
Đó là loài cá bay có thể phóng khỏi mặt nước hai mét và bay tự do khoảng 30 mét với vận tốc đáng nể: 50 km/giờ.
Cá bay, còn gọi là "én biển" sống ở vùng biển nhiệt đới, nhưng một số loài khác cũng được tìm thấy ở phía nam Địa Trung Hải.
(Cô Dương Thị Mỹ Hạnh sưu tầm và biên soạn)